Các lý do trẻ khó ngủ và cách điều trị phù hợp
Thể chất & Dinh dưỡng - 09/07/2020
Các lý do trẻ khó ngủ có rất nhiều, nhưng chỉ cần chú ý theo dõi thì bố mẹ hoàn toàn có thể điều trị, giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc hơn và phát triển khỏe mạnh.
Có những trẻ ngủ rất “ngoan”, ngủ thẳng và sâu giấc, nhưng có những trẻ lại bị tỉnh nhiều lần trong đêm mặc dù ban ngày vẫn ăn ngon miệng và chơi vui vẻ. Có rất nhiều các lý do trẻ khó ngủ khiến cho bố mẹ lo lắng và băn khoăn.
Vậy tại sao trẻ khó ngủ về đêm? Bố mẹ và ODPHUB hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nguyên nhân trẻ khó ngủ về đêm
Khi ban đêm bé khó ngủ nhưng ban ngày vẫn hoạt động bình thường và không có biểu hiện gì lạ thì bố mẹ cần theo dõi xem có tác động bên ngoài nào ảnh hưởng đến bé hay không. Trẻ còn nhỏ nên hệ thần kinh vẫn còn yếu, dễ gặp căng thẳng nên dễ bị tác động bởi những kích thích từ các yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn, bị người lạ bế bồng,... Những kích thích này có thể khiến cho bé trằn trọc khó ngủ hơn, ngủ không ngon giấc, giảm chất lượng giấc ngủ dẫn tới quấy khóc về đêm.
Hiện tượng này được đánh giá là rối loạn giấc ngủ ở trẻ em - một dạng rối loạn sức khỏe. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ ở mức độ nghiêm trọng có thể bị ảnh hưởng đến tinh thần, cảm xúc, kết nối xã hội và các hoạt động thể chất hằng ngày.
Các nguyên nhân trẻ khó ngủ vào ban đêm có thể là:
- Cơ thể trẻ bị thiếu hụt canxi;
- Trẻ chưa có thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc;
- Trẻ khó thở do mắc bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi;
- Trẻ bị ảnh hưởng tâm lý do phải sống trong môi trường thiếu hòa khí, gia đình không hạnh phúc, trẻ thường xuyên bị quát mắng;
>>>Tham khảo thêm:
Điều trị rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Nếu nguyên nhân trẻ khó ngủ đêm là do vấn đề về tâm lý thì bố mẹ cần tiến hành 5 bước sau đây:
Bước 1
Ghi chú lại số lần bé thức dậy giữa đêm, khóc, không chịu ngủ và thức cả đêm để từ đó có thể vạch ra cách điều trị.
Bước 2
Tìm hiểu các lý do trẻ khó ngủ:
- Hỏi xem trẻ có cảm thấy mệt vào lúc chập tối không. Nếu trẻ có cảm thấy mệt thì nguyên nhân có thể là do ngủ ngày hoặc đêm quá ít.
- Kiểm tra xem trẻ có bị khó thở không bằng cách nghe tiếng thở xem có tiếng ngáy hoặc trẻ có phải thở bằng miệng hay không.
- Kiểm tra nếu trẻ bị đau, hoặc khóc vào thời điểm nào.
Bước 3
Tạo nên không gian ngủ phù hợp, an toàn và yên tĩnh, cũng như lập nên quy tắc giờ đi ngủ bằng cách nhẹ nhàng âu yếm khuyên con không ra khỏi giường và ngủ ngoan.
Hướng dẫn trẻ thư giãn trước khi đi ngủ với bài tập hít sâu thở đều, thả lỏng cơ thể (đặc biệt là cơ bắp) và nhẩm đếm theo từng nhịp thở.
Bước 4
Chọn một nơi gần trẻ nhưng không lộ diện để theo dõi và tránh gây mất tập trung cho trẻ. Nếu thấy trẻ ra khỏi giường thì bố mẹ cần nhẹ nhàng bảo trẻ quay trở lại giường. Hãy tạo thành thói quen cho trẻ, để trẻ hiểu rằng giờ đi ngủ thì cần nằm trên giường.
Bước 5
Sáng hôm sau khi trẻ ngủ dậy thì cần hỏi han, dặn dò và động viên con ngủ ngoan. Nếu trẻ nghe lời và có kết quả tốt thì bố mẹ cần khen thưởng cho con.
Ban ngày bố mẹ cần cho con tham gia vào những hoạt động vui chơi mang tính tích cực, và quan trọng là ở trong một môi trường thân thiện, an toàn cho sự phát triển của con. Bên cạnh đó, cũng cần phải điều chỉnh lịch sinh hoạt, học tập và vui chơi thật hợp lý để không tạo căng thẳng cho con.
Đối với những trẻ bị sang chấn tâm lý do các tổn thương về tinh thần hoặc mắc các bệnh lý về thần kinh (như chứng động kinh) thì cần được chẩn đoán và điều trị với các bác sĩ có chuyên môn.
Điều trị bằng thuốc
Sau khi áp dụng các biện pháp điều trị về tâm lý mà không thấy hiệu quả thì bố mẹ nên sử dụng một số loại thảo dược như hoa lạc tiên, tía tô đất,... Những loại thảo dược này khi sử dụng đúng cách với liều lượng phù hợp thì sẽ có khả năng làm dịu thần kinh nhẹ nhàng và an toàn, giúp trẻ dễ ngủ hơn.
Các lý do trẻ khó ngủ có rất nhiều nhưng ODPHUB mong rằng bài viết này có thể giải đáp phần nào những băn khoăn thắc mắc của bố mẹ, để từ đó bố mẹ có thể giúp con ngủ ngon, sâu giấc hơn và phát triển thật khỏe mạnh.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận