Trẻ sơ sinh ngủ ít và không sâu giấc, bố mẹ phải làm sao?
Thể chất & Dinh dưỡng - 12/06/2020
Trẻ sơ sinh ngủ ít và không sâu giấc không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con mà còn khiến bố mẹ lo lắng, căng thẳng. Trong trường hợp này, bố mẹ phải làm sao?
Với trẻ nhỏ, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của con. Khi xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít và không sâu giấc, bố mẹ thường tỏ ra lo lắng và không biết nên làm gì để giúp con có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh
Thông thường, trẻ sơ sinh khi mới chào đời gần như ngủ cả ngày và đêm, chỉ thức dậy để ăn và đi vệ sinh. Mặc dù thời gian ngủ có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của từng trẻ, nhưng trung bình một trẻ sơ sinh ngủ từ 14-18 tiếng một ngày. Trẻ ngủ dưới 10 tiếng một ngày được coi là ngủ ít. Lúc này, thắc mắc chung của nhiều bố mẹ thường sẽ là: “Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?”. Câu trả lời là có.
Trong khoảng thời gian trẻ ngủ, các tế bào não bộ của con phát triển mạnh mẽ, hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ của trẻ sau này. Khi ngủ cũng là lúc não bộ trẻ xử lý và sắp xếp những thông tin mà con đã tiếp nhận trong ngày, là thời điểm để cơ thể tích cực sản xuất các hooc-môn cần thiết cho quá trình chuyển hóa và tích lũy năng lượng, hỗ trợ cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Do đó, trẻ nhỏ muốn mau lớn và trở nên khỏe mạnh hơn thì cần có giấc ngủ ngon và đủ. Tuy nhiên, việc trẻ sơ sinh ngủ ít hay quấy khóc, thường xuyên quặn mình, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ lại là tình trạng xảy ra khá phổ biến. Nếu không được sớm khắc phục, tình trạng này sẽ vẫn kéo dài cho tới khi trẻ lớn hơn, không những làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà còn cả của người chăm sóc trẻ.
Ngoài ra, tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban đêm nếu kéo dài cũng có thể ảnh hưởng tới cảm xúc, hành vi và năng lực trí tuệ của trẻ.
>>> Tham khảo thêm:
Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít không sâu giấc?
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ, khiến trẻ sơ sinh ngủ ít hay vặn mình, khóc quấy… Trong đó có một vài nguyên nhân phổ biến như:
- Trẻ đói, bú không đủ sữa: Dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, sữa lại là thức ăn nhanh tiêu nên trẻ thường nhanh bị đói, đặc biệt là với những trẻ bú ít.
- Không gian ngủ không yên tĩnh: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên sẽ dễ bị giật mình, khó ngủ khi có âm thanh ồn ào.
- Điều kiện vệ sinh không đảm bảo (ví dụ như tã ướt, quần áo ẩm, giường chiếu không sạch). Điều này khiến trẻ cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi ngủ.
- Cơ thể trẻ thiếu một vài chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, kẽm, khiến trẻ sơ sinh ngủ ít và không sâu giấc, hay vặn mình hoặc giật mình trong lúc ngủ.
- Bố mẹ thường xuyên bế bồng hay đưa võng khi con ngủ, dần dần tạo thành thói quen cho trẻ, từ đó con sẽ khó ngủ hơn nếu không được bế ẵm hay đưa võng như vậy.
- Phòng ngủ quá sáng hoặc trẻ tiếp xúc với ánh sáng từ màn hình các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính… Ánh sáng từ những thiết bị này sẽ làm giảm quá trình sản xuất melatonin - hooc-môn đóng vai trò điều hòa nhịp sinh học trong cơ thể và giúp ngủ ngon.
Trẻ sơ sinh ngủ ít phải làm sao?
Nếu lo lắng về tình trạng trẻ khó ngủ do các vấn đề liên quan đến bệnh lý, bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương pháp hỗ trợ phù hợp.
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo những “mẹo” nhỏ dưới đây để giúp trẻ sơ sinh cải thiện giấc ngủ:
- Tạo cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ: Giúp con phân biệt ngày-đêm bằng cách mở cửa đón ánh sáng vào ban ngày và ban đêm thì nên giữ phòng ngủ với mức ánh sáng nhẹ, giữ không gian yên tĩnh.
- Tập cho trẻ tự ngủ, sắp xếp lịch ăn và bú phù hợp để con không bị quá đói hay quá no khi ngủ.
- Giữ cho phòng ngủ thông thoáng, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.
- Thường xuyên thay tã cho trẻ. Bố mẹ nên kiểm tra tã thường xuyên để tránh trường hợp tã bị bẩn hoặc ướt khiến con khó chịu, bứt rứt khi ngủ.
- Bố sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
ODPHUB hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã nắm được những thông tin hữu ích về trẻ sơ sinh ngủ ít và không sâu giấc.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận