Bé suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao?
Thể chất & Dinh dưỡng - 20/11/2020
Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng như thế nào? Bé suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi có thể ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển thể chất cũng như cuộc sống sau này của trẻ. Do đó, bé suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao là một trong những mối lo lắng hàng đầu của không ít các bậc bố mẹ.
Suy dinh dưỡng thấp còi ảnh hưởng tới bé ra sao?
Khi bé bị suy dinh dưỡng thấp còi, cân nặng và chiều cao của bé tương ứng với độ tuổi thấp hơn so với mức tiêu chuẩn. Tình trạng này xảy ra nhiều ở bé dưới 3 tuổi, chủ yếu là do quá trình chăm sóc của bố mẹ và chế độ dinh dưỡng của bé không đảm bảo chất lượng.
Phần lớn chiều cao của những bé suy dinh dưỡng thấp còi đều không phát triển nhiều khi lớn lên. Ngoài ra, bé gái thậm chí còn có thể gặp vấn đề liên quan đến sinh nở khi trưởng thành và có nguy cơ cao sinh ra bé cũng mắc tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp với bé suy dinh dưỡng thấp còi
Để hỗ trợ bé suy dinh dưỡng thấp còi bắt kịp tốc độ phát triển chiều cao và cân nặng bình thường như các bạn đồng trang lứa, bố mẹ có thể tham khảo những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho bé dưới đây:
Đối với bé còn trong bụng mẹ
Trong giai đoạn còn nằm trong bụng mẹ, bé sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng trực tiếp từ cơ thể mẹ. Do đó, việc mẹ bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết là điều vô cùng quan trọng.
Ở thời kỳ mang thai, mẹ nên:
- Bổ sung đầy đủ các chất quan trọng như sắt, axit folic, canxi, protein, các loại vitamin…
- Sử dụng muối i-ốt trong quá trình chế biến thức ăn.
- Cho bé bú mẹ trong 1 giờ đầu sau sinh.
>>> Tham khảo thêm:
- Thực phẩm giàu vitamin C cho bé mà bố mẹ không nên bỏ qua
- Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D bố mẹ không nên bỏ qua
- Bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh đúng cách như thế nào?
Đối với bé từ sau sinh cho đến khi học mẫu giáo
- Cho bé bú sữa mẹ trong vòng ít nhất 6 tháng đầu. Nếu có thể, hãy cho bé bú mẹ đến khi 2 tuổi.
- Bắt đầu cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi.
- Tăng dần thức ăn và số bữa ăn mỗi ngày của bé theo độ tuổi để đảm bảo nạp vào cơ thể con đầy đủ các chất dinh dưỡng.
- Bổ sung các dưỡng chất quan trọng cho bé nếu cần (chẳng hạn như vitamin A, kẽm…).
Ngoài ra, các bữa ăn hằng ngày của bé cần chứa đầy đủ các nhóm chất cần thiết như:
- Đạm: bao gồm đạm động vật (thịt, cá, cua, trứng...() và đạm thực vật (lạc, đậu nành, giá đỗ…)
- Chất béo: là dưỡng chất không thể thiếu đối với quá trình tiêu hóa của trẻ, có vai trò hòa tan các loại vitamin như A, D, E… Chất béo có nhiều trong bơ, dừa, hạt chia, cá hồi, cá ngừ… Bố mẹ nên cân bằng lượng chất béo động vật và thực vật trong thực đơn dinh dưỡng của trẻ.
- Sắt: có nhiều trong thịt bò, trứng, tiết, gan, tim… Bố mẹ cũng có thể cho bé bổ sung thêm sắt nếu cần thiết bằng cách uống thêm sắt dạng viên hoặc nước.
- Canxi: đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển chiều cao của trẻ, giúp xương và răng khỏe mạnh. Canxi chứa nhiều trong sữa, tôm, cua…
- Kẽm: tình trạng thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các tế bào vị giác. Bố mẹ có thể cho bé ăn nhiều các loại thực phẩm chứa kẽm như sò, hàu, tôm đồng, sữa, lạc, hạt điều…
- Các vitamin A, D và C: xuất hiện nhiều trong các loại rau củ quả, sữa, trứng, phô mai, hải sản…
ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về vấn đề bé suy dinh dưỡng thấp còi phải làm sao.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận