Tại sao phải chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non?

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 17/04/2020

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là việc vô cùng quan trọng và cần được thực hiện càng sớm càng tốt để giúp trẻ có được cuộc sống tốt đẹp hơn.

Ngoài những vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất, trí não của trẻ, việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non trong thời đại công nghệ thông tin cũng đang là một vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm.

Trong bài viết này, ODPHUB xin gửi tới bố mẹ những chia sẻ, phân tích rất thiết thực của chị Linh Phan - tác giả cuốn sách "Mẹ Việt nuôi dạy con kiểu Bắc Âu" (NXB Kim Đồng phát hành 6/2018) - cố vấn chuyên môn của Dự án về tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Thế giới của chúng ta đang trong một cuộc khủng hoảng giao tiếp. Trẻ em dành một lượng thời gian đáng kinh ngạc cho các thiết bị điện tử giải trí thay vì những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Và với sự thay đổi này, trẻ đang mất dần các kỹ năng truyền đạt nhu cầu bằng lời nói.

Hãy thử tưởng tượng những đứa trẻ mà bố mẹ biết trong tình trạng không có kết nối với Wi-fi. Có thể một cuộc nổi loạn sẽ xảy ra khi bố mẹ bắt đầu yêu cầu trẻ giao tiếp với mình mà không có điện thoại hay thiết bị gì.

Khi những thứ thay thế cho giao tiếp xã hội được bày sẵn (Leung, 2007), việc bắt trẻ vào một bối cảnh một-một là rất khó. Kỹ năng tự bộc lộ bản thân trong đời sống thực và giao tiếp mặt đối mặt là một khái niệm quá xa xỉ.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp ở trẻ trong mọi độ tuổi ngày nay có thể mang lại lợi ích cho các thế hệ sắp tới, cứu vãn sức mạnh của giao tiếp lời nói trong một thế giới quay cuồng với những thứ thay thế bằng công nghệ.

mẹ giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là việc cần được thực hiện càng sớm càng tốt, để phát triển khả năng giao tiếp bằng lời nói thay vì để trẻ bị cuốn vào cuộc sống công nghệ.

Những hoạt động, bài tập, trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là gì?

Có một số hoạt động, bài tập và trò chơi nhất định có thể giúp bố mẹ dạy các con cách giao tiếp tốt hơn. Trong hầu hết mọi hoàn cảnh, người lớn quyết định kiểu giao tiếp và chuẩn mực xã hội. Các quy tắc cũng được quyết định bởi người lớn.

Ngày nay, quả thật là một cuộc cách mạng nếu muốn dạy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non theo ngôn ngữ của trẻ và phải dành chỗ cho các kỹ năng đó phát triển khi trẻ lớn lên. Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mọi người lớn đều luyện tập kỹ năng giao tiếp mặt đối mặt xem. 

Sau đây là các nguyên tắc truyền thông hiệu quả (Stanfield, 2017):

  1. Lòng thấu cảm;
  2. Các kỹ năng trò chuyện;
  3. Các phương thức nghe và nói được thiết lập;
  4. Ngôn ngữ của sự tôn trọng;
  5. Sức mạnh của việc dừng lại;
  6. Rèn luyện nghe và nói trong môi trường tự nhiên;
  7. Chiêm nghiệm;
  8. Thay phiên.

Bất kỳ hoạt động, bài tập và trò chơi bao gồm các nguyên tắc cơ bản này đều có thể cải thiện các kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Trò chơi tương tác khuyến khích trẻ em thể hiện nhu cầu của mình. Thêm vào đó, khi trẻ xem các hoạt động này là thú vị và hấp dẫn, chúng sẽ có khả năng tham gia nhiều hơn.

>>>Tham khảo thêm:

mẹ cùng chơi và giúp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ có 8 nguyên tắc cơ bản để việc quá trình rèn luyện của trẻ thú vị và hiệu quả hơn.

Tầm quan trọng của việc dạy những kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

Kỹ năng giao tiếp kém phát triển kéo theo một số hệ quả sâu sắc về mặt tâm lý. Ngược lại, phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả hơn dẫn đến chất lượng cuộc sống cao hơn. Giao tiếp tốt giúp mọi người biết và hỏi những gì họ cần, từ đó khiến họ tự tin hơn. Khi sự tự tin với năng lực bản thân cao hơn thì những trường hợp bạo lực, bắt nạt và hành vi tự hủy hoại bản thân cũng sẽ thấp hơn.

Nghiên cứu về những người khiếm thính cho thấy họ chịu tác động bởi cảm giác cô đơn và trầm cảm (Knutson, 1990). Bây giờ, kết quả tương tự cũng xuất hiện ở trẻ em không bị khiếm thính.

Khi gặp khó khăn trong giao tiếp cơ bản, có một rào cản ngăn con người biểu đạt nhu cầu cơ bản của mình, từ đó dẫn đến các vấn đề về cảm xúc và tâm lý. Chúng ta khó kết nối và liên kết với những người khác.

Ví dụ, khi một đứa trẻ mới biết đi không thể truyền đạt nhu cầu của mình thì một cơn cáu giận, ăn vạ (tantrum) có thể xảy đến. Khi một đứa trẻ trước tuổi thiếu niên không thể giao tiếp hiệu quả, sự bực bội có thể xảy ra. Khi một thiếu niên không thể giao tiếp hiệu quả, một cơn thịnh nộ có thể xuất hiện. Và khi người lớn không thể hiểu và nói rõ nhu cầu của mình, cuộc sống có thể sụp đổ.

Mọi người đều hưởng lợi khi luyện tập giao tiếp hiệu quả. Ngay lúc này đây, trẻ con đang thèm khát được giao tiếp hiệu quả với bạn bè đồng trang lứa và với người lớn.

mẹ trò chuyện với trẻ mỗi ngày để rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non
Kỹ năng giao tiếp tốt có thể giúp trẻ xây dựng được một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai.

Giao tiếp tốt là một thói quen, và nó cần khởi đầu từ bé

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả trang bị cho trẻ em khả năng đáp ứng nhu cầu của chúng. Trẻ lớn hơn, các kỹ năng cần được tăng lên khi các tình huống khó khăn xảy ra. Trong môi trường học đường và xã hội, bạn bè đồng trang lứa đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng này.

Làm mẫu các kỹ năng giao tiếp phù hợp là một cách tuyệt vời để chỉ cho trẻ em cách con người giao tiếp tử tế để có được những gì họ muốn.

Kỹ năng giao tiếp cơ bản là thứ thiết yếu để sống còn. Một việc cơ bản như giao tiếp bằng mắt có thể khó duy trì đối với nhiều trẻ em, mặc dù đó là phần quan trọng nhất trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Nhìn vào mắt người khác là một kỹ năng. Chúng ta cần thực hành để hiểu tầm quan trọng của giao tiếp bằng mắt đối với sự phát triển của phẩm cách và kết nối xã hội.

Vậy chúng ta bắt đầu dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non như thế nào đây? Mọi hoàn cảnh đều cung cấp cơ hội học tập khác nhau. Khi trẻ biết cách lắng nghe và phản hồi, chúng cũng hiểu biết sâu sắc hơn về lòng thấu cảm và trắc ẩn. Khi trẻ giao tiếp tốt, chúng có khả năng nhận biết và theo đuổi cơ hội một cách tự tin. Ở bài viết tiếp theo, ODP sẽ gửi tới bố mẹ 5 bí quyết để dạy trẻ kỹ năng giao tiếp một cách đơn giản và hiệu quả, bố mẹ hãy cùng đón đọc nhé!

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận