Cách phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ qua việc vui chơi
Giao tiếp & Ngôn ngữ - 07/10/2020
Phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ thông qua các trò chơi là một trong những cách rất hữu hiệu mà bố mẹ không nên bỏ qua.
Ở giai đoạn 3-6 tuổi, các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển mạnh mẽ. Lúc này, trẻ thường rất thích trò chuyện và đặt ra các câu hỏi. Có rất nhiều cách nhằm giúp phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ. Một trong những cách hiệu quả nhất là bố mẹ trò chuyện, tương tác với con qua những trò chơi.
Các cột mốc phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ 3-6 tuổi
Đa số những trẻ ở giai đoạn 3-4 tuổi đều có thể:
- Đặt ra những câu hỏi phức tạp, phát âm rõ ràng hơn (nhưng có thể vẫn chưa đúng ngữ pháp).
- Nói được những câu có khoảng 5-6 từ.
Khi lên 5 tuổi, trẻ sẽ có thể:
- Ghi nhớ và đọc tên mình và địa chỉ nhà mình.
- Nói rõ ràng những câu dài khoảng 9 từ.
- Có những cuộc trò chuyện ý nghĩa hơn với người đối diện hoặc kể các câu chuyện chi tiết cho bố mẹ nghe.
Trong giai đoạn này, trẻ thường rất thích trò chuyện với những người thân thiết xung quanh mình như bố mẹ, ông bà, các thành viên khác trong gia đình hay bạn bè đồng trang lứa với con. Vì vậy, khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn nếu bố mẹ thường xuyên lắng nghe và trò chuyện với con.
Trên thực tế, trẻ ở độ tuổi này có rất nhiều điều muốn chia sẻ, nhưng lại gặp phải những rào cản như hạn chế về từ vựng, nói lắp… Đây là hiện tượng rất bình thường, vậy nên bố mẹ không nên quá lo lắng mà hãy kiên nhẫn lắng nghe con, vì những vấn đề về ngôn ngữ này ở trẻ sẽ dần dần được cải thiện theo thời gian.
Các trò chơi giúp khuyến khích sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ
Trẻ từ 3-6 tuổi vẫn cần luyện tập và hỗ trợ rất nhiều từ bố mẹ để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ của mình. Bố mẹ trò chuyện và tương tác với con càng nhiều, vốn từ vựng của con sẽ càng được mở rộng. Việc này sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều trong quá trình giao tiếp.
Và thay vì những buổi học “khô khan” dạy trẻ về ngữ pháp và cách phát âm của từng từ, thì cách tốt nhất để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là tập trung vào các hoạt động vui chơi thú vị, ví dụ như hát, đọc thơ, ca dao…
Bố mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý về các hoạt động kích thích trẻ phát triển giao tiếp và ngôn ngữ dưới đây:
- Khi trò chuyện với trẻ, bố mẹ hãy chú ý và phản ứng với những điều khiến con hứng thú. Ví dụ, nếu trẻ tỏ ra thích thú với những chiếc ô tô đang chạy trên đường, bố mẹ hãy dành thời gian để nói về chủ đề ô tô.
- Đọc sách cùng trẻ và thường xuyên kể chuyện cho con nghe. Trẻ nhỏ rất thích nghe kể chuyện, và những trẻ 3-6 tuổi có thể ghi nhớ và kể lại cho bố mẹ nghe những câu chuyện đơn giản.
- Cùng trẻ hát các bài hát thiếu nhi.
- Kể chuyện cười và đố vui cho trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng các ứng dụng trên thiết bị điện tử để kích thích sự phát triển của con. Tuy nhiên, trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên đã có thể được tiếp xúc với thiết bị điện tử, nhưng tối đa chỉ 1 giờ mỗi ngày. Việc sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Do đó, bố mẹ nên hết sức lưu ý khi cho con tiếp xúc với những thiết bị này.
Mặc dù mỗi trẻ phát triển với tốc độ khác nhau, nhưng nếu bố mẹ thấy có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trong quá trình phát triển giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.
ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về cách phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ thông qua các hoạt động vui chơi.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận