Tại sao trẻ không nhớ những gì mình được học?

Trí não & Nhận thức - 01/09/2020

Thay đổi tâm trạng trong lúc tiếp nhận kiến thức là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ không nhớ những gì mình được học?

Mặc dù có thể ghi nhớ rất nhanh nhưng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh lại rất mau quên những gì vừa học. Vậy tại sao trẻ không nhớ những gì mình được học?

Một nghiên cứu mới đây trên tạp chí Child Development số ra ngày 19/8/2020 đã chỉ ra được tâm trạng và cảm xúc chính là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên. Nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trên 96 em nhỏ trong độ tuổi 9 tháng và phát hiện ra rằng: những kiến thức, kỹ năng mà trẻ học được trong khi bình tĩnh, thoải mái có thể bị “khóa” lại khi trẻ buồn bã hoặc nhạy cảm và ngược lại. 

Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ và người lớn.
Tâm trạng có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ và người lớn.

Tâm trạng thay đổi thất thường của trẻ sơ sinh

Tâm trạng của trẻ sơ sinh thường khá khó đoán: một giây trước đó trẻ có thể đang rất vui vẻ và ngay sau đấy có thể òa khóc. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy tâm trạng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ của người lớn nhưng với trẻ nhỏ thì không. Để tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của cảm xúc với khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ, các nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu đã thực hiện một thí nghiệm thú vị sau.

Nghiên cứu này giải thích được tại sao trẻ không nhớ những gì mình được học.
Nghiên cứu này giải thích được tại sao trẻ không nhớ những gì mình được học.

Đầu tiên, các nhà khoa học cho 96 em nhỏ trong độ tuổi 9 tháng cùng tham gia các hoạt động thú vị cùng bố mẹ của mình như: đọc sách, nhảy nhót với tâm trạng vui vẻ. Trong lúc đó, họ cùng đồng thời làm mẫu cho các em nhỏ cách chơi con rối với mục đích dạy các em cách chơi và sau khoảng 15 phút sẽ để các em bắt chước lại những gì được học. Tuy nhiên, trước khi kiểm tra các em nhỏ, các nhà khoa học lại chia đôi các em bé thành hai nhóm: một nhóm tiếp tục duy trì trạng thái cảm xúc vui tươi ban đầu, một nhóm sẽ tham gia các hoạt động khiến tâm trạng các em bị thay đổi. 

>>> Xem thêm: Có thể bố mẹ chưa biết: Trẻ mê siêu anh hùng từ khi mới ra đời!

Trẻ không nhớ những gì mình được học là do đâu?

Kết quả bài kiểm tra nhỏ trên cho thấy những em nhỏ được giữ nguyên trạng thái tâm trạng từ lúc học cho đến lúc kiểm tra kỹ năng có khả năng bắt chước và làm theo tốt hơn gấp hai lần so với những trẻ bị thay đổi tâm tâm trạng. “Điều này cho thấy sự thay đổi tâm trạng có thể khiến một số vùng ghi nhớ của trẻ không thể phát huy.” Giáo sư Sabine Seehagen - thành viên nhóm nghiên cứu cho hay. 

Nghiên cứu trên cũng là lời giải thích rõ ràng cho việc tại sao khi lớn lên chúng ta không thể ghi nhớ được những trải nghiệm từng có khi còn bé. Đặc biệt, với trẻ nhỏ, có những điều trẻ có thể nhớ nhưng lại có những điều trẻ lại quên. Tất cả đều phụ thuộc hoàn toàn vào cảm xúc lúc thu nạp kiến thức và khi trẻ hồi tưởng lại có giống nhau hay không. 

Bố mẹ có thể dựa vào điểm này để đưa ra thời điểm học tập cho trẻ phù hợp.
Bố mẹ có thể dựa vào điểm này để đưa ra thời điểm học tập cho trẻ phù hợp.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu cho rằng thí nghiệm trên mới chỉ là bước đầu vì chỉ thực hiện trên một nhóm tuổi nhỏ. “Chúng tôi mới chỉ nghiên cứu ở một độ tuổi nhất định. Trong tương lai, chúng tôi dự định mở rộng đối tượng thí nghiệm để tìm ra được mối quan hệ giữa tâm trạng với khả năng học hỏi ở mỗi độ tuổi.”

Tóm lại, nghiên cứu trên cũng mở ra cho bố mẹ một cách giúp con trẻ học hỏi và ghi nhớ tốt hơn. Thay vì, ép con học và ghi nhớ những kiến thức máy móc, bố mẹ có thể quan sát con nhiều hơn, tìm hiểu xem khi nào tâm trạng của con sẽ phù hợp để tiếp thu một kiến thức mới hiệu quả.

ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ không chỉ tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao trẻ không nhớ những gì mình được học? và từ đó tự tin hơn trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ khôn lớn.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Trẻ em mắc COVID-19 dễ bị tiểu đường tuýp 1

Thể chất & Dinh dưỡng - 23/08/2020

Trẻ em mắc COVID-19 dễ bị tiểu đường tuýp 1

“Trẻ em mắc COVID-19 dễ bị tiểu đường tuýp 1” đang là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu hiện nay. Liệu điều này có chính xác?

Cách cai nghiện điện thoại cho trẻ hiệu quả

Trí não & Nhận thức - 23/07/2020

Cách cai nghiện điện thoại cho trẻ hiệu quả

Trẻ nghiện điện thoại phải làm sao? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu cách cai nghiện điện thoại cho trẻ hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

COVID-19 và trẻ em: Những điều bố mẹ nên biết

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 27/03/2020

COVID-19 và trẻ em: Những điều bố mẹ nên biết

Đại dịch toàn cầu COVID-19 bùng phát, ảnh hưởng tới cuộc sống của tất cả mọi người, bao gồm cả trẻ em. Lúc này, bố mẹ cũng nên hiểu rõ về mối liên quan giữa COVID-19 và trẻ em.