Các bài tập cho trẻ tự kỷ, giúp trẻ dễ hòa nhập
Trí não & Nhận thức - 19/11/2020
Thực hiện các bài tập cho trẻ tự kỷ dưới đây hằng ngày, khả năng vận động và giao tiếp của trẻ sẽ được cải thiện dần dần.
Bên cạnh việc gặp khó khăn trong giao tiếp, trẻ tự kỷ còn bị giới hạn khả năng vận động so với các bạn cùng trang lứa. Chính vì thế, việc cho trẻ tham gia các bài tập cho trẻ tự kỷ phù hợp theo độ tuổi sẽ giúp trẻ nhỏ cải thiện tình trạng tâm lý và thể chất.
Thông thường, những bài tập cho trẻ tự kỷ thường được xây dựng một cách đơn giản, vui tươi, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cộng đồng cũng như cải thiện khả năng giao tiếp.
Dưới đây là một số bài tập mà bố mẹ có thể rèn luyện cùng trẻ tự kỷ hằng ngày
Bài tập cho trẻ tự kỷ trong giai đoạn 1-2 tuổi: Uốn dẻo: chạm vào ngón cái .
Ở giai đoạn 1-2 tuổi, các dấu hiệu của bệnh tự kỷ bắt đầu biểu hiện ở trẻ nhỏ. Trẻ có thể ít nói hoặc không có phản ứng khi bố mẹ gọi tên. Bài tập uốn dẻo, chạm tay vào ngón cái sẽ rất phù hợp với trẻ trong giai đoạn này.
Bố mẹ đứng bên cạnh trẻ, tạo tư thế hai tay song song trước ngực và để lòng bàn tay uống. Sau đó, từ từ thực hiện động tác cúi xuống chạm tay vào đầu gối.
Khi trẻ nhìn thấy bố mẹ làm mẫu xong, bố mẹ có thể hướng dẫn để trẻ làm tương tự. Bố mẹ nên hỗ trợ cho con đến khi con có thể tự thực hiện được. Bài tập này không chỉ nâng cao sức khỏe của trẻ mà còn giúp trẻ dẻo dai, linh hoạt hơn.
Bài tập cho trẻ tự kỷ trong giai đoạn 2-3 tuổi: Đứng trên đầu ngón chân
Đây là giai đoạn bệnh tự kỷ của trẻ biểu hiện rõ rệt nhất. Trẻ có xu hướng thích chơi một mình và không tập trung khi có người khác hỏi đến.
Bài tập đứng trên đầu ngón chân này sẽ giúp chân của trẻ khỏe hơn cũng như khả năng cân bằng của trẻ. Cách chơi rất đơn giản, đầu tiên, bố mẹ cũng làm mẫu cho trẻ nhìn thấy cách đứng trên ngón chân trông thế nào. Sau khi trẻ quan sát, bố mẹ bắt đầu hỗ trợ trẻ thực hiện theo bằng cách cầm cánh tay trẻ, nâng người trẻ cao lên cho đến khi trẻ chỉ đứng trên ngón chân cái.
Khi trẻ thành thạo hơn, bố mẹ có thể để trẻ tự thực hiện.
Bài tập cho trẻ tự kỷ trong giai đoạn 3-4 tuổi: Tập lăn
Đây là một bài tập giúp nâng cao thể trạng của trẻ tự kỷ. Đầu tiên, bố mẹ để trẻ nằm trên một bề mặt êm, rộng như bãi cỏ hoặc thảm. Sau đó, bố mẹ giúp trẻ nằm ở tư thế duỗi thẳng, hai cánh tay sát hông sao cho xuôi theo cơ thể. Khi trẻ đã cố định chỗ nằm, bố mẹ bắt đầu cho trẻ tập lăn theo một hướng nhất định. Lưu ý, bố mẹ cần phải hướng dẫn trẻ cách dừng và lăn ngược trở lại cũng như không để trẻ lăn tự do. Sau khi trẻ đã quen với động tác, bố mẹ có thể bỏ tay để trẻ tự lăn.
Xem thêm: 8 phương pháp dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật cực đơn giản và hiệu quả
Bài tập cho trẻ tự kỷ trong giai đoạn 4-5 tuổi: Chơi nảy bóng
Chơi nảy bóng sẽ giúp trẻ tự kỷ trong giai đoạn 4-5 tuổi phát triển khả năng phối hợp giữa tay, mắt và chân. Bố mẹ có thể làm mẫu một vài lần và cầm tay trẻ, giúp trẻ nảy bóng. Sau khi làm khoảng 4-5 lần và thấy trẻ thành thạo, bố mẹ có thể để trẻ tự chơi.
Bài tập cho trẻ tự kỷ 5-6 tuổi: Kéo co
Khi trẻ đã lớn hơn, hoạt động kéo co sẽ rất phù hợp và giúp trẻ phát triển cơ tay. Ở nhà, bố mẹ chỉ cần chuẩn bị một sợi dây thừng và tìm cách giao tiếp để trẻ hiểu cần phải bố mẹ về phía mình. Nếu thấy trẻ nản chí hay không làm hết sức, bố mẹ hãy cổ vũ con nhiều nhé.
Đơn giản và dễ thực hiện, các bài tập cho trẻ tự kỷ trên đây sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng vận động hiệu quả. Chính vì thế, dù bận rộn đến mấy, ODPHUB mong rằng bố mẹ vẫn dành thời gian để chơi cùng con mỗi ngày nhé!.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận