8 phương pháp dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật cực đơn giản và hiệu quả

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 05/11/2020

Dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật là vô cùng cần thiết nếu bố mẹ muốn trẻ trở thành những người độc lập và tự giác khi lớn lên.

Cho dù bố mẹ có áp dụng phương pháp hay chiến lược giáo dục nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật. Tự kỷ luật giúp trẻ học cách tự hài lòng, biết cách tránh xa cám dỗ và kiên trì với những mục tiêu đề ra. Nhờ đó, trẻ cũng sẽ trở thành những công dân có trách nhiệm trong tương lai. 8 phương pháp dưới đây sẽ giúp bố mẹ hướng dẫn trẻ tự kỷ luật một cách hiệu quả. 

Đưa ra lịch sinh hoạt cụ thể

Bố mẹ nên xây dựng một lịch sinh hoạt đơn giản và cụ thể để trẻ có thể dễ dàng làm theo mỗi ngày. Khi trẻ biết rằng mình sắp phải làm gì tiếp theo thì trẻ sẽ ít bị phân tâm bởi những hoạt động khác. Ví dụ, trẻ biết rằng buổi sáng mình cần đánh răng, rửa mặt, ăn sáng để đi học hay cứ đến 9 giờ tối là trẻ sẽ đọc truyện để đi ngủ. Dần dần, trẻ có thể tự làm theo những lịch sinh hoạt này mà không cần hỗ trợ từ phía bố mẹ. 

Để dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật, bố mẹ nên bắt đầu bằng việc xây dựng lịch sinh hoạt cụ thể.
Để dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật, bố mẹ nên bắt đầu bằng việc xây dựng lịch sinh hoạt cụ thể.

Giải thích lý do đằng sau mỗi quy tắc

Bố mẹ muốn trẻ thực hiện những việc làm đúng thì cách tiếp cận tốt nhất đó là giải thích cho chúng tại sao cần phải làm như vậy. Cách làm này sẽ giúp trẻ hiểu lý do đằng sau mỗi quy tắc thay vì làm mọi thứ trong sự bắt ép của bố mẹ. Lưu ý rằng, bố mẹ không nên giải thích quá dài mà thay vào đó có thể nói ngắn gọn lợi ích của việc trẻ nên làm để trẻ hiểu hơn.

Cho trẻ tự cảm nhận hậu quả

Đôi khi, trải nghiệm hậu quả do mình gây ra cũng sẽ dạy trẻ được nhiều điều. Chính vì thế, thay vì làm mọi thứ cho trẻ, hãy để trẻ tự biết hậu quả là gì. Ví dụ, nếu trẻ quên không dọn đồ chơi thì trẻ có thể dẫm phải và làm hỏng chẳng hạn. Lưu ý, bố mẹ không nên dùng bạo lực hay nói nặng lời với trẻ mà hãy để con tự cảm nhận hậu quả một cách tự nhiên. Một vài lần như vậy, trẻ sẽ học được cách tự kỷ luật và hạn chế những thói quen có hại. 

Đôi khi, việc biết hậu quả sẽ giúp trẻ có kỹ năng tự kỷ luật tốt hơn.
Đôi khi, việc biết hậu quả sẽ giúp trẻ có kỹ năng tự kỷ luật tốt hơn.

Hướng dẫn trẻ từng chút một

Dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật là cả một quá trình và cần sự kiên nhẫn. Bố mẹ nên nhớ rằng ở mỗi một độ tuổi bố mẹ nên sử dụng những chiến lược giáo dục phù hợp để hình thành tính cách con từng bước một.

Ví dụ, ở giai đoạn 6 tuổi, bố mẹ không thể bắt trẻ tự làm mọi việc vào buổi sáng mà không nhắc nhở được cả. Thay vào đó, bố mẹ có thể dùng hình ảnh, đồ họa để trẻ làm theo. Thậm chí, bố mẹ có thể sử dụng hình ảnh trẻ đang làm những hoạt động đó và treo chúng lên cho trẻ nhìn mỗi ngày. 

Xem thêm: 5 cách dạy trẻ tôn trọng quyền riêng tư của người khác

Bố mẹ có thể bỏ bớt những lời nhắc nhở trên cho đến khi khả năng tự kỷ luật của trẻ tốt lên và trẻ có thể tự làm một mình. Bất kỳ khi nào trẻ học kỹ năng mới, bố mẹ cũng cần phải có sự kiên nhẫn để đồng hành cùng con. 

Khen ngợi những hành vi tốt

Mỗi khi trẻ thể hiện khả năng tự kỷ luật của bản thân của mình, bố mẹ hãy thể hiện sự chú ý và khen ngợi những gì trẻ làm. Những lời khen của bố mẹ chính là nguồn động lực giúp trẻ làm được nhiều điều tốt hơn. Ví dụ: “Mẹ rất vui vì Bin đã tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong.” hay thậm chí “Tuyên dương em Mun vì hôm nay em đã ăn xong và tự cất đĩa.” đều khiến trẻ làm mọi việc tốt hơn.

Dạy trẻ kỹ năng xử lý vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề và hợp tác giải quyết đề đều liên quan đến khả năng tự kỷ luật của trẻ. Thông thường để có thể tự giải quyết vấn đề, trẻ sẽ phải thử nghiệm nhiều lần trước khi tự tìm ra được phương án phù hợp. Bố mẹ hãy để trẻ thử đủ mọi cách để giải quyết vấn đề thay vì xử lý hộ. Ví dụ, trẻ sẽ phải nhiều lần cuống cuồng tìm quần áo trước khi biết được rằng có thể chuẩn bị quần áo từ tối hôm trước.

Kỹ năng xử lý vấn đề cũng ảnh hưởng đến việc dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật.
Kỹ năng xử lý vấn đề cũng ảnh hưởng đến việc dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật.

Làm gương

Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của trẻ nhỏ. Nếu trẻ nhìn thấy bố mẹ mải mê chơi điện thoại và không dọn dẹp, trẻ cũng sẽ học theo. Chính vì thế, ngay từ hôm nay, bản thân bố mẹ cũng cần cải thiện kỷ luật của bản thân bằng cách hạn chế những hành vi xấu như tiêu xài hoang phí, ăn quá nhiều hay giận dữ vô cớ. Khi trẻ thấy bố mẹ tốt lên, trẻ cũng sẽ học theo.

Có phần thưởng cho những hành vi tốt

Những phần quả nhỏ chính là cách khích lệ tinh thần trẻ nhỏ hiệu quả. Đôi khi phần quà có thể là phiếu bé ngoan, ngôi sao hy vọng thay vì những món quà đắt đỏ. Những món quà này nhìn chung để sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tự kỷ luật tốt hơn. 

Dạy trẻ kỹ năng tự kỷ luật chính là cách giúp trẻ lớn khôn và có trách nhiệm với những gì mình làm hơn. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ có thêm thông tin về cách nuôi dạy trẻ hiệu quả.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép hiệu quả? 

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 26/08/2020

Làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép hiệu quả? 

Trẻ nhỏ nên được học kỹ năng chào hỏi từ sớm vì đây là một phần quan trọng trong cuộc sống. Vậy làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép hiệu quả?

Hướng dẫn bố mẹ cách dạy kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 22/07/2020

Hướng dẫn bố mẹ cách dạy kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em

Để tránh những nguy cơ trẻ bị tấn công, xâm hại, bắt cóc…, bố mẹ nên chú trọng việc dạy kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em. Hãy cùng ODPHUB tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Dạy bé học kỹ năng hiệu quả: Những “bí kíp” mà bố mẹ nào cũng cần biết

Trí não & Nhận thức - 11/02/2020

Dạy bé học kỹ năng hiệu quả: Những “bí kíp” mà bố mẹ nào cũng cần biết

Trẻ nhỏ rất ham học hỏi nhưng lại cũng dễ bị xao nhãng, nên việc dạy bé học không hề dễ. Tuy nhiên, với những “bí kíp” dưới đây, bố mẹ sẽ thấy việc giúp bé học những kiến thức, kỹ năng mới...