NÊN HAY KHÔNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIME-OUT?
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 29/02/2020
Time-out là một hình thức kỷ luật được rất nhiều bố mẹ sử dụng để tránh việc không kiểm soát được cảm xúc, dẫn tới đánh đòn trẻ và gây ra nhiều hệ lụy về sau. Thế nhưng time-out có phải là phương pháp thật sự hiệu quả?
Câu hỏi 2: HẬU QUẢ TIỀM ẨN CỦA TIME-OUT
Khi chúng ta thực hiện time-out với khi trẻ khóc hoặc giận dữ, chúng nhận được thông điệp rằng bố mẹ không muốn ở bên chúng khi buồn bã. Và sớm muộn, con sẽ ngừng bộc lộ hoặc chia sẻ những vấn đề của con với chúng ta.
Nhà trị liệu tâm lý người Thuỵ Sỹ Alice Miller tuyên bố rằng điều tàn khốc nhất mà người lớn làm đối với một đứa trẻ là từ chối chúng được tự do bày tỏ sự tức giận và đau khổ. Dạy trẻ tuân thủ mong muốn của chúng ta KHÔNG giải quyết được những vấn đề sâu xa hơn.
Câu hỏi 3: BA MẸ NÊN LÀM GÌ?
- Thay vì cô lập con, HÃY LẮNG NGHE con một cách chăm chú và khuyến khích sự thể hiện cảm xúc một cách trung thực.
- HÃY NÓI CHUYỆN, cho phép con khóc và không cần quát mắng hay phạt - vẫn có thể ngăn chặn sự tái diễn của hành vi không mong muốn.
VD: một đứa trẻ cắn đánh người khác hay chính bạn, hãy bế con lên và nó hiệu quả hơn nhiều thay vì cách ly chúng. Tạo ra cảm giác an toàn và ấm áp cho chính con trong khi bảo vệ những đứa trẻ khác khỏi bị tổn thương.
Thật là nghịch lý nhưng có một sự thật là: TRẺ EM CẦN SỰ YÊU THƯƠNG QUAN TÂM NHẤT KHI CHÚNG CÓ NHỮNG HÀNH ĐỘNG ÍT XỨNG ĐÁNG VỚI VIỆC ĐƯỢC YÊU THƯƠNG QUAN TÂM NHẤT. Bắt một đứa trẻ hung hăng ngồi yên lặng chỉ góp phần khiến trẻ thêm tức giận và dồn nén, khiến con có cảm giác bị xa lánh, bỏ rơi. Không cần thiết phải cách ly trẻ và tỏ ra không yêu thương để dạy con 'cách cư xử'.
ODP mong rằng với những chia sẻ trên, bố mẹ có thể lựa chọn cho mình được cách xử lý phù hợp nhất cho mỗi tình huống nhé!
Câu hỏi 1: NÊN HAY KHÔNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TIME-OUT?
Mẹ D.T.N. gửi câu hỏi cho ODP: “Xin đội ngũ chuyên gia tư vấn cho PH có nên áp dụng phương pháp time out, góc bình yên cho trẻ mầm non hay ko? Nếu áp dụng thì cần lưu ý điều gì? Nếu không thì có cách nào giúp trẻ hiểu rõ giới hạn của các hành động & nhận trách nhiệm? (Giả định là bố mẹ đã dùng lời nói để giải thích cho trẻ nhiều hơn 3 lần). Cám ơn đội ngũ ạ!”.
Cám ơn mẹ D.T.N. đã đặt câu hỏi cho ODP. Thân gửi đến bạn câu trả lời của chị Linh Phan - cố vấn chuyên môn của Dự án: