6 bí quyết dạy trẻ nắm bắt được giọng điệu khi giao tiếp

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 16/09/2020

Nhiều trẻ nhỏ không nhận biết được các tín hiệu xã hội nên hay hiểu nhầm ý người khác, thế nên việc dạy trẻ nắm bắt được giọng điệu khi giao tiếp là rất quan trọng.

Khi nói chuyện, chúng ta có nhiều cách để diễn đạt biểu cảm và ý nghĩa của câu từ, và cách phổ biến, đơn giản nhất chính là thay đổi giọng điệu. Thế nhưng không phải trẻ nào cũng giỏi nắm bắt giọng điệu của người khác, do đó trẻ thường hiểu nhầm cảm xúc hoặc ý muốn của người khác. Bố mẹ hãy tham khảo 6 phương pháp cực đơn giản trong bài viết này để có thể dạy trẻ nắm bắt được giọng điệu khi giao tiếp, cũng như nắm được những tín hiệu xã hội cực kỳ quan trọng nhé! 

Dạy trẻ phân biệt từng kiểu giọng điệu

Để dạy trẻ nắm bắt được giọng điệu khi giao tiếp, bố mẹ nên khuyến khích trẻ lắng nghe để có thể nhận biết được cao độ và giai điệu trong giọng nói khi mọi người trò chuyện với nhau. Đồng thời, hãy giúp trẻ phân biệt được cao độ và giai điệu nào thể hiện tính tích cực, tiêu cực hoặc trung tính, cũng như cùng trẻ phân tích để hiểu được cảm xúc của người nói. 

dạy trẻ nắm bắt tông giọng khi giao tiếp
Bố mẹ nên dạy cho trẻ cách phân biệt từng kiểu giọng điệu khi giao tiếp.

Dạy trẻ nhận biết được thái độ của người nói

Thái độ của người nói được thể hiện rất rõ nét thông qua sự kết hợp của tông giọng, ngôn ngữ cơ thể và cách sử dụng ngôn từ. Do đó, đây là khái niệm rất quan trọng mà bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rõ để trẻ có thể phân biệt được thái độ của người khác khi giao tiếp. Khi giai tiếp, trẻ cần chú ý quan sát và phân tích cả những tín hiệu xã hội mà người khác đưa ra để có thể hiểu rõ hơn toàn cảnh cuộc hội thoại, tránh những hiểu lầm không đáng có.

Ví dụ: Bố mẹ có thể hỏi trẻ để thực hành cách nhận biết thái độ của người khác: “Con xem anh Tuấn cau mày và khoanh tay lại khi nói chuyện thì anh ấy đang có thái độ gì?”.

>>>Tham khảo thêm: 4 kiểu tín hiệu xã hội trong giao tiếp mà bố mẹ nên dạy trẻ

Dạy trẻ về ngữ điệu khi giao tiếp

Ý nghĩa của từ ngữ có thể thay đổi tùy theo cách nhấn nhá, âm lượng và tốc độ khi nói. Đây cũng là điều mà bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu trong quá trình dạy trẻ nắm bắt được giọng điệu khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Ví dụ: Cùng một câu hỏi là “Con đi đâu thế?”, nếu bố mẹ hỏi nhẹ nhàng, chậm rãi thì đây là câu hỏi có mục đích hỏi địa điểm, nhưng bằng giọng nói lớn và tốc độ nhanh, thì có thể có ý nghĩa ngược lại, rằng “con không được đi đâu cả”.

dạy trẻ nắm bắt cảm xúc của người khác khi giao tiếp
Ngữ điệu thay đổi có thể khiến ý nghĩa câu nói trở nên khác biệt hoàn toàn. Thế nên bố mẹ cần dạy trẻ phân biệt các kiểu ngữ điệu khác nhau.

Thực hành thể hiện giọng điệu bằng những từ vô nghĩa

Bước đầu thực hành, bố mẹ có thể giúp trẻ tập trung vào tông giọng trước khi phân tích ý nghĩa của câu từ. Luyện tập thể hiện thái độ thông qua việc điều chỉnh ngữ điệu, nhịp điệu và âm lượng với một cụm câu vô nghĩa như “bibiboboba”.

Bố mẹ có thể yêu cầu trẻ nói câu này dưới dạng một câu hỏi, câu khẳng định hoặc lời đề nghị để trẻ tự phân biệt được ngữ điệu của từng loại câu. Sau đó, bố mẹ có thể tăng độ khó của bài tập, yêu cầu trẻ thêm sắc thái cho câu nói bằng cách thể hiện thêm cảm xúc, ví dụ như “một câu hỏi tức giận”.

Tham khảo phim ảnh trên tivi hoặc các video hội thoại

Bố mẹ có thể sử dụng các loại tài liệu tham khảo như phim ảnh trên tivi hoặc các video hội thoại ngắn khi luyện tập để giúp trẻ dễ hình dung hơn, bởi vì có những trường hợp giọng điệu khá khó nhận biết đối với trẻ như giọng mỉa mai, giọng trêu đùa, và giọng thể hiện sự chân thành. Ban đầu bố mẹ có thể cho trẻ xem những video này với âm thanh để trẻ dễ nhận biết, sau đó tăng độ khó bằng cách tắt tiếng, để trẻ quan sát cách người làm mẫu sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Từ đó, trẻ có thể hiểu và nắm bắt tốt hơn cách sử dụng kết hợp tông giọng, ngôn ngữ cơ thể và ngôn từ trong khi giao tiếp.

cùng trẻ xem tivi học cách giao tiếp
Phim ảnh và những video hội thoại là nguồn tư liệu thực tế rất có ích trong việc dạy trẻ nắm bắt được giọng điệu khi giao tiếp.

Khuyến khích con đặt câu hỏi mỗi khi có thắc mắc

Bố mẹ hãy cho trẻ biết rằng trẻ hoàn toàn có thể hỏi khi không hiểu ý mà bố mẹ muốn nói. Ví dụ: trẻ có thể hỏi “Thỉnh thoảng con không hiểu được giọng điệu bố mẹ đang nói, có phải bố mẹ đang giận con không?”. Giao tiếp là công cụ sinh ra để giúp con người đến gần nhau và thấu hiểu nhau hơn, do đó nếu con không biết, không hiểu điều gì thì con nên hỏi - bố mẹ hãy khuyến khích con để con mạnh dạn trao đổi, tránh những hiểu lầm không đáng có nhé!

Dạy trẻ nắm bắt được giọng điệu khi giao tiếp không hề dễ dàng, nhưng giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng mà trẻ cần được đầu tư phát triển từ nhỏ. Chính vì thế, ODPHUB hy vọng rằng bố mẹ sẽ dành nhiều thời gian và sự kiên nhẫn để giúp trẻ phát triển tốt kỹ năng ngôn ngữ và xã hội nhé!

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

6 bài tập rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 20/04/2020

6 bài tập rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ từ 1 đến 6 tuổi

Việc dạy và rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ cần được thực hiện càng sớm càng tốt để trẻ có thể hưởng mọi lợi ích do kỹ năng này mang lại.

5 bí quyết để việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp trở nên đơn giản và hiệu quả

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 17/04/2020

5 bí quyết để việc dạy trẻ kỹ năng giao tiếp trở nên đơn giản và hiệu quả

Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp là việc vô cùng quan trọng mà bố mẹ cần thực hiện từ sớm để giúp trẻ có nền tảng và xây dựng được tương lai tốt đẹp hơn.

4 cách đơn giản giúp trẻ hiểu ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp tốt hơn

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 12/02/2020

4 cách đơn giản giúp trẻ hiểu ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp tốt hơn

Giao tiếp không phải chỉ bao gồm lời nói, mà còn cả ngôn ngữ cơ thể nữa. Bố mẹ hãy cùng ODP tìm hiểu những cách giúp trẻ hiểu ngôn ngữ cơ thể để con gặp nhiều thuận lợi trong quá trình giao...