Trẻ mấy tuổi thì hết đái dầm?
Thể chất & Dinh dưỡng - 26/06/2020
Trẻ mấy tuổi thì hết đái dầm? Khi nào thì nên đưa trẻ đi khám? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Đái dầm (tiểu dầm) là tình trạng đi tiểu mất kiểm soát khi ngủ, xảy ra phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng không chỉ khiến nhiều bố mẹ lo lắng mà còn tạo áp lực tâm lý lớn cho trẻ. Vậy trẻ mấy tuổi thì hết đái dầm?
Thế nào là đái dầm ở trẻ?
Để kiểm soát được việc đi tiểu, bàng quang khi đã chứa đầy nước tiểu sẽ gửi tín hiệu tới não. Sau đó, não gửi một tín hiệu quay trở lại để bàng quang giãn ra, từ đó chứa thêm được nhiều nước tiểu hơn. Tiếp theo, nếu bàng quang đã quá đầy và không thể chứa thêm nước tiểu nữa, nó sẽ phát tín hiệu lên não để trẻ thức dậy và đi tiểu. Tình trạng đái dầm (tiểu dầm) sẽ xảy ra khi có sự chậm trễ ở một trong những bước trên.
Đái dầm được chia làm hai loại:
- Đái dầm tiên phát: Là dạng đái dầm phổ biến nhất. Lúc này, trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu vào ban ngày nhưng lại khó làm được điều này vào ban đêm.
- Đái dầm thứ phát: Trẻ hoàn toàn có thể kiểm soát được việc đi tiêu vào ban đêm trong vòng ít nhất 6 tháng nhưng sau đó lại đái dầm trở lại.
Tại sao trẻ nhỏ đái dầm?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ hay đái dầm, trong đó có:
Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng đái dầm tiên phát thường mang tính di truyền. Nếu trong gia đình có người từng đái dầm khi nhỏ (ví dụ bố, mẹ, ông, bà…), khả năng cao là trẻ cũng sẽ đái dầm.
Sản xuất nhiều nước tiểu về đêm
Vào ban đêm, não bộ sản xuất một loại hooc-môn tên là vasopressin. Hooc-môn này có chức năng tăng tái hấp thu nước vào dòng máu. Việc này giúp giảm lượng nước tiểu sản xuất ở thận, nhờ đó giúp trẻ ngủ tới sáng mà không phải dậy để đi tiểu. Trẻ có thể sẽ đái dầm nếu cơ thể không sản xuất đủ hooc-môn này.
Táo bón
Khi thực tràng đầy, phân có thể ép vào bàng quang và tạo “nhầm” tín hiệu tới não rằng bàng quang đã đầy. Do đó, điều trị táo bón cho trẻ sẽ có thể góp phần giảm hoặc chữa khỏi chứng đái dầm.
Các yếu tố về tâm lý
Đái dầm tứ phát có thể xảy ra khi trẻ gặp những vấn đề gây lo lắng, căng thẳng như chuyển nhà, chuyển trường, mất người thân… Do vậy, tình trạng đái dầm có thể sẽ cải thiện khi trẻ vượt qua các rắc rối về tâm lý.
Tình trạng bệnh lý
Lúc này, trẻ có thể đái dầm do gặp các bệnh lý như nhiễm trùng tiết niệu, tiểu đường, thiếu hồng cầu hình liềm và một số bệnh lý về thần kinh. Lúc này, bố mẹ nên sớm đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Trẻ mấy tuổi thì hết đái dầm?
Thông thường, trẻ có khả năng tự kiểm soát việc đi tiểu vào ban ngày khi lên 3 tuổi và kiểm soát được việc tiểu đêm khi được khoảng 6 tuổi hoặc muộn hơn là 7-8 tuổi.
Dưới đây là các cột mốc trong quá trình phát triển khả năng kiểm soát bàng quang của trẻ:
- Dưới 18 tháng tuổi: Trẻ chưa có cảm giác bàng quang đầy và cần đi tiểu.
- 18 tháng - 2 tuổi: Trẻ có cảm giác hơn với việc đi tiểu.
- 2-3 tuổi: Trẻ bắt đầu phát triển khả năng kiểm soát việc nhịn tiểu và đi tiểu vào ban ngày.
- 3-5 tuổi: Đa số trẻ đã có thể tự mình kiểm soát trong việc đi tiểu cả ngày lẫn đêm. Ở giai đoạn này, tình trạng đái dầm ở trẻ giảm bớt đi đáng kể.
Cách trị đái dầm cho trẻ
Nếu sau 5 tuổi và tình trạng đái dầm ở trẻ chưa cải thiện, bố mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra phương hướng điều trị phù hợp nhất. Lúc này, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc, ví dụ như thuốc co thắt bàng quang loại kháng tiết cholin.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên:
- Động viên, khen ngợi trẻ khi con không đái dầm.
- Tránh la mắng, gây áp lực và khiến trẻ mặc cảm khi đái dầm.
- Cho trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ.
- Nếu trẻ đi tiểu nhiều, bố mẹ có thể đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào khoảng thời gian mà con thường đái dầm.
ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ câu trả lời hữu ích nhất cho câu hỏi: “Trẻ mấy tuổi thì hết đái dầm?”
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận