Trẻ bị thiếu máu: Làm thế nào để nhận biết và điều trị?

Thể chất & Dinh dưỡng - 13/07/2020

Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và cần phải làm gì để cải thiện sức khỏe cho trẻ là nỗi lo lắng chung của nhiều bố mẹ.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị thiếu máu với nhiều tình trạng khác nhau. Bệnh thiếu máu đặc biệt thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Điều này khiến cho nhiều bố mẹ không khỏi băn khoăn lo lắng và thắc mắc rằng liệu trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không và cần làm gì khi phát hiện trẻ em bị thiếu máu?

Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm lời giải đáp thông qua bài viết này nhé!

trẻ bị thiếu máu phải làm sao
Trẻ bị thiếu máu sẽ dẫn tới biếng ăn và mệt mỏi.

Thế nào là thiếu máu?

Bệnh thiếu máu là tình trạng xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu (RBCs) có chứa hemoglobin trong cơ thể bị giảm xuống thấp hơn giới hạn bình thường. Hemoglobin là huyết sắc tố mang nhiệm vụ đưa khí oxy đi đến các mô của cơ thể, và vận chuyển CO2 ra ngoài. Do đó, nếu lượng RBCs giảm xuống dưới mức cần thiết của cơ thể thì sẽ khiến hệ cơ bị mệt mỏi và gây áp lực lên các bộ phận khác. 

Trẻ bị thiếu máu là khi:

  • Trẻ từ 6 tháng đến 6 tuổi bị thiếu máu khi chỉ số Hb < 110g/l.
  • Trẻ từ 6 tuổi đến 14 tuổi bị thiếu máu khi chỉ số Hb < 120g/l.

Bất cứ người có giới tính, độ tuổi, chỉ số cơ thể nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, thế nên bố mẹ đừng chủ quan nhé!

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu có thể là do nhiều vấn đề, trong đó có 3 nguyên nhân chính:

  • RBCs bị phá hủy quá mức;
  • RBCs sản sinh không đủ;
  • Bị mất máu;

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh thiếu máu còn xảy ra do nguyên nhân rối loạn di truyền, mắc bệnh truyền nhiễm hoặc trẻ có chế độ dinh dưỡng thiếu sắt hay vitamin,…

trẻ em bị thiếu máu
Trẻ bị thiếu máu có thể là do chế độ dinh dưỡng thiếu sắt hoặc do yếu tố di truyền.

8 dấu hiệu trẻ bị thiếu máu

Trẻ bị thiếu máu thường không có biểu hiện rõ ràng khiến cho việc phát hiện tình trạng bệnh trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, chỉ cần bố mẹ thường xuyên chú ý quan sát con thì vẫn có thể nhận biết được dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh, với 8 biểu hiện sau đây:

  • Trẻ mệt mỏi, yếu ớt, kém hoạt bát do thiếu oxy trong máu.
  • Da xanh xao.
  • Biếng ăn do mệt mỏi.
  • Nhịp tim tăng nhanh do thiếu oxy trong máu nên tim phải bơm máu với tốc độ nhanh hơn.
  • Trẻ bị khó thở.
  • Sức đề kháng suy giảm, dẫn đến dễ bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa và ốm vặt.
  • Trẻ thèm ăn những món phi thực phẩm như đất, cát, sỏi,...do cơ thể thiếu sắt.
  • Ngừng tăng cân, thậm chí bị sút cân do tình trạng chán ăn, kém vận động kéo dài.

>>>Tham khảo thêm: Làm thế nào để trẻ nhận được đủ chất sắt từ thức ăn?

Các dạng thiếu máu khác nhau

Bên cạnh việc phát hiện dấu hiệu sớm, bố mẹ cũng cần biết các dạng của bệnh thiếu máu, trong đó có 4 dạng chính:

  • Thiếu chất sắt - đây là nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất, có thể là do trẻ có chế độ ăn uống thiếu chất sắt hoặc do trẻ kén ăn.
  • Thiếu hụt vitamin B12: Tình trạng này xảy ra khi dạ dày và ruột của trẻ yếu, hoặc do di truyền nên có khả năng hấp thu vitamin B12 kém.
  • Thiếu axit folic: Tương tự như nguyên nhân cơ thể bị thiếu vitamin B12, tuy nhiên trường hợp này lại không gây tổn thương gì đặc biệt cho hệ thần kinh của trẻ. Tuy nhiên, việc cơ thể bị thiếu hụt axit folic có thể gây nên chứng trầm cảm. Kiểu thiếu máu này hiếm gặp ở trẻ em, nhưng lại thường gặp ở các bà mẹ đang mang thai hoặc những người có hệ tiêu hóa yếu và có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém.
  • Bị tan huyết: Tình trạng thiếu máu này xảy ra khi các tế bào hồng cầu bị phá hủy hoặc bị tổn thương do nhiễm trùng, do tác dụng của thuốc hoặc do yếu tố di truyền.

dấu hiệu trẻ bị thiếu máu
Có 4 dạng thiếu máu thường gặp mà bố mẹ cần phải chú ý, đó là: thiếu sắt, thiếu Vitamin B12, thiếu axit folic và bị tan huyết.

Cách điều trị khi trẻ bị thiếu máu

Ngay sau khi trẻ vừa mới ra đời, mẹ cần chăm sóc cho trẻ bằng cách thực hiện chế độ ăn uống khoa học cho chính bản thân mình để đảm bảo nguồn sữa có đủ chất dinh dưỡng cho con.

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm thì mẹ cần nghiên cứu và xây dựng chế độ ăn uống cho bé với đầy đủ chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu sắt, vitamin B12 và axit folic để góp phần phát triển hemoglobin và tăng sức đề kháng cho trẻ, cụ thể:

  • Các loại thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt đỏ, gan, các loại cá, các loại đậu và rau có màu xanh đậm. 
  • Thực phẩm giàu axit folic và vitamin B12 bao gồm trứng, chuối, các chế phẩm từ sữa, cải bó xôi.

Nếu trẻ hơi kén ăn hoặc cơ địa khó hấp thu dinh dưỡng thì mẹ có thể cho trẻ dùng thêm thuốc bổ sung sắt trong hoặc sau bữa ăn. Nên sử dụng thuốc kèm với các loại thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể có thể hấp thụ sắt tốt nhất. 

thực phẩm bổ sung sắt
Bố mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt vào thực đơn hằng ngày của trẻ.

Mẹ tuyệt đối không nên cho trẻ uống viên sắt chung với canxi vì canxi sẽ ngăn cản cơ thể hấp thu sắt. Và điều quan trọng nhất chính là, trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm tá dược nào thì bố mẹ đều phải nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh xảy ra các trường hợp không mong muốn.

ODPHUB mong rằng sau khi đọc bài viết này, bố mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu khi trẻ bị thiếu máu để có thể đưa con đi khám kịp thời và cải thiện sức khỏe.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Bổ sung protein cho bé hợp lý để bé luôn khỏe mạnh

Thể chất & Dinh dưỡng - 15/06/2020

Bổ sung protein cho bé hợp lý để bé luôn khỏe mạnh

Protein tham gia vào nhiều hoạt động sống của cơ thể và giúp cho bé khỏe mạnh, do đó bố mẹ cần chú ý bổ sung protein cho bé đúng cách nhé!

Bổ sung vitamin C cho trẻ: Những sai lầm bố mẹ cần tránh

Thể chất & Dinh dưỡng - 12/06/2020

Bổ sung vitamin C cho trẻ: Những sai lầm bố mẹ cần tránh

Vitamin C rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên bổ sung vitamin C cho trẻ thế nào cho đúng?

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ thế nào cho hiệu quả?

Thể chất & Dinh dưỡng - 09/04/2020

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ thế nào cho hiệu quả?

Sắt là một dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ? Hãy cùng ODP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé