Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ thế nào cho hiệu quả?

Thể chất & Dinh dưỡng - 09/04/2020

Sắt là một dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy làm thế nào để bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ? Hãy cùng ODP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Theo các nhà khoa học, hầu hết trẻ sơ sinh có đủ lượng chất sắt lưu trữ trong cơ thể ít nhất trong 4 tháng đầu đời. Tuy nhiên, việc thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt vẫn là vấn đề khiến nhiều bố mẹ phải đau đầu. Vậy trẻ sơ sinh khi nào nên bổ sung sắt và bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh qua sữa mẹ bằng cách nào khi sữa mẹ là nguồn thực phẩm duy nhất của trẻ? Bài viết dưới đây của ODP sẽ giúp bố mẹ hiểu thêm về vấn đề này.

1. Vai trò của sắt đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh

Sắt là một khoáng chất giúp trẻ sơ sinh phát triển thể chất, đặc biệt là phát triển não bộ. Các tế bào hồng cầu có chứa huyết sắc tố, một loại protein mang ôxy đi nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể. Để tạo ra huyết sắc tố, cơ thể con người cần phải có sắt. Khi trẻ bị thiếu chất sắt trong cơ thể, các tế bào hồng cầu cũng vì thế trở nên nhỏ và nhợt nhạt màu và không đủ khả năng mang oxy đến các cơ quan, cơ thể của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu ở trẻ sơ sinh. 

Em bé vươn vai
Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh là việc làm cần thiết.

2. Các triệu chứng thiếu sắt ở trẻ sơ sinh là gì?

Như đã nói ở trên, thiếu sắt có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ nhỏ. Một số dấu hiệu tiêu biểu có thể kể đến như: 

  • Chậm tăng cân
  • Dạ nhợt nhạt, thiếu sức sống
  • Bú yếu hoặc bỏ bú
  • Người khó chịu và hay quấy khóc
  • Có thể chậm phát triển và ít các hoạt động thể chất so với các bạn cùng trang lứa

3. Những trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt?

Với những trẻ sơ sinh sinh ra khỏe mạnh, tình trạng thiếu sắt hay thiếu máu hiếm khi xảy ra trong 4 tháng đầu. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm trẻ dễ mắc phải tình trạng này.

Thông thường, trẻ sinh non dễ là bị thiếu máu do thiếu sắt vì không nhận đủ sắt của người mẹ trong ba cuối cùng của thai kỳ. Ngoài ra, nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ trong lúc mang thai, khả năng cao những trẻ được sinh ra cũng dễ bị thiếu sắt.  

Một nhóm đối tượng khác cũng có thể bị thiếu sắt đó là trẻ nhỏ được nuôi bằng sữa bò thay vì sữa mẹ hoặc sữa tăng cường chất sắt trong năm đầu đời. Lý do chính là bởi trong sữa bò, hàm lượng chất sắt thấp cũng như chất sắt trong sữa bò khá là khó hấp thu.

Trong một số trường hợp, trong quá trình mẹ vượt cạn, việc cắt dây rốn sớm, trước khi dây rốn ngừng đập cũng có thể khiến trẻ nhận không đủ lượng sắt, dẫn đến thiếu máu.

Em bé nhăn nhó
Trẻ sinh non dễ thiếu máu do thiếu sắt.

4. Cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào qua sữa mẹ?

Tùy vào tình trạng sức khỏe, thể chất của từng trẻ, bố mẹ nên cân nhắc bổ sung lượng sắt sao cho phù hợp.

Với những trẻ sinh non (thai <37 tuần) được nuôi bằng sữa mẹ, trẻ nên được bổ sung sắt nguyên tố ở mức 2 mg/kg mỗi ngày bắt đầu từ khi đầy tháng cho đến khi 12 tháng tuổi. Để làm được điều này, bản thân mẹ phải tự cung cấp sắt cho bản thân thông qua uống thuốc hoặc ăn bổ sung các loại thực phẩm nhiều sắt như thịt bò, trứng, đậu do lúc này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất.

>>> Tham khảo thêm:

Các thực phẩm bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh
Mẹ cung cấp thêm sắt cho trẻ thông qua việc ăn uống.

Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh sinh ra khỏe mình thường có đủ trữ lượng sắt cho đến 4 đến 6 tháng tuổi. Chính vì thế, các mẹ nên cố gắng duy trì việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ tối thiểu 4-6 tháng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng: trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn (mẹ có bổ sung sắt đầy đủ trong giai đoạn cho con bú) có nồng độ huyết sắc tố trong máu cao hơn so với các bạn cùng tuổi. Vì vậy trong giai đoạn đầu nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ phải tập trung bổ sung dinh dưỡng ăn uống đủ chất để đảm bảo chất lượng sữa cho con.

Mẹ cho con bú sữa
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá trong những năm đầu đời.

Tóm lại, thiếu sắt là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và nhận thức của trẻ. Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, bản thân mẹ khi cho con bú cũng phải ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo chất lượng sữa cho con cũng như sức khoẻ của chính mẹ.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận