Bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón như thế nào cho đúng?

Thể chất & Dinh dưỡng - 13/08/2020

Bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón là điều vô cùng cần thiết để tránh cho con cảm giác khó chịu, đồng thời giúp con hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Táo bón là triệu chứng rất thường gặp, gây khó chịu, thậm chí là đau đớn cho trẻ, khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này là do cơ thể bé bị thiếu chất xơ. Thế nên để có thể bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón bằng phương pháp tự nhiên, hiệu quả và an toàn nhất, bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu sâu về chất xơ nhé!

Chất xơ là gì?

Chất xơ là một thành phần có nguồn gốc thực vật, với cấu tạo gồm các phân tử carbohydrate (với cấu trúc polisaccarit hoặc monosaccarit). Chất xơ được chia thành 2 loại sau:

  • Chất xơ hòa tan là loại chất xơ có thể hòa tan vào trong chất lỏng trở thành dạng gel đi trong đường ruột. Chất xơ hòa tan thường có trong các loại trái cây, rau lá có độ nhớt (như rau mồng tơi, rau đay, quả mướp,..) và một số loại đậu (như đậu nành, đậu ngự).
  • Chất xơ không tan: là loại chất xơ không thể hòa tan trong chất lỏng khi đi vào đường ruột. Chất xơ không tan có thể trao đổi chất trơ, đồng thời có thể trương nở hoặc chuyển hóa lên men trong ruột già. Các sợi chất xơ trương nở khi hấp thụ nước trong quá trình di chuyển thông qua hệ tiêu hóa, hỗ trợ thực phẩm di chuyển qua hệ thống tiêu hóa nhanh hơn, giúp cho việc đại tiện của trẻ trở nên dễ dàng, làm giảm tình trạng táo bón. Các loại thực phẩm có chứa chất xơ không tan bao gồm vỏ lúa mì, gạo lứt, lúa mạch và một số loại rau, củ, quả.

Rau xanh, trái cây, ngũ cốc, các loại đậu và hạt là nguồn thực phẩm giàu chất xơ mà bố mẹ không thể bỏ qua khi thiết kế thực đơn hằng ngày cho trẻ.

Bên cạnh đó, một dạng khác của chất xơ - chitin - cũng được tìm thấy ở vỏ của các loài giáp xác như tôm, cua, tôm hùm.

bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón
Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, hoa quả và các loại đậu.

Lợi ích của chất xơ

Chất xơ hòa tan

Chất xơ hòa tan có tác dụng tạo cảm giác no lâu, giúp hạn chế sự thèm ăn, ngăn ngừa nguy cơ bị thừa cân béo phì ở trẻ nhỏ, đồng thời phòng tránh được tiêu chảy cũng như rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn. Không chỉ vậy, chất xơ hòa tan cũng góp phần làm giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.

Chất xơ hòa tan khi vào đường ruột sẽ trở thành thức ăn cho các loại lợi khuẩn, kết hợp với acid mật giúp dễ tiêu hóa, thẩm thấu dinh dưỡng, gắn kết với cholesterol và đào thải chúng ra khỏi cơ thể của trẻ.

Chất xơ không hòa tan

Chất xơ không hòa tan có tác dụng ngăn ngừa sự gia tăng lượng cholesterol trong máu và góp phần phòng chống bệnh ung thư trực tràng. Chất xơ không hòa tan giữ nước, giúp tạo khối phân và kích thích trực tràng hoạt động trơn tru, nhẹ nhàng, nhờ đó trẻ sẽ ít bị táo bón, chính vì thế việc thường xuyên bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón là điều vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, chất xơ không hòa tan cũng có thể hỗ trợ tăng khả năng lên men của lợi khuẩn trong ruột, đồng thời hạn chế sự hấp thu các loại độc chất có trong thức ăn.

bổ sung chất xơ cho trẻ sơ sinh
Chất xơ có 2 dạng chính, đó là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Vai trò của chất xơ đối với cơ thể của trẻ

Cũng như các loại chất dinh dưỡng khác, chất xơ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể của trẻ, cụ thể:

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng ngừa nguy cơ bị táo bón, tiêu chảy và các bệnh về đường ruột, tiêu hóa khác;
  • Giảm lượng cholesterol trong máu;
  • Giảm các chất béo xấu LDL, tăng chất béo tốt HDL, ngăn ngừa bệnh về tim mạch, mỡ máu, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành;
  • Hỗ trợ giảm cân cho trẻ bị thừa cân béo phì, đồng thời giúp duy trì cân nặng lý tưởng đối với các trẻ khác;
  • Hỗ trợ điều hòa đường huyết, phòng ngừa bệnh tiểu đường;
  • Giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng, ung thư vú.

>>>Tham khảo thêm: 10 thực phẩm bổ sung chất xơ cho bé vô cùng bổ dưỡng

Bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón

Lượng chất xơ cần thiết hằng ngày mà các Tổ chức Y tế khuyến nghị bố mẹ nên bổ sung đầy đủ cho trẻ chính là 14gram chất xơ trên 1000 calo mỗi ngày. Lượng chất xơ hằng ngày trẻ nên tiếp nạp có thể được tính như sau:

  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi nên bổ sung khoảng 19 gram chất xơ/ngày;
  • Trẻ từ 4 đến 8 tuổi nên bổ sung một lượng chất xơ giống như người lớn, là khoảng 25 gram.

Học viện Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (The American Academy of Family Physicians) cũng khuyến cáo rằng trẻ nên ăn nhiều rau xanh và trái cây giàu chất xơ như bông cải xanh, cà rốt, táo, cam, quả mọng, quả lê, các loại đậu.

bổ sung chất xơ cho bé
Trái cây và rau xanh được nhiều tổ chức y tế khuyến nghị bố mẹ nên bổ sung hằng ngày để đáp ứng đầy đủ nhu cầu chất xơ của bé.

Ngoài ra bố mẹ cũng cần chú ý rằng nếu tình trạng táo bón của trẻ không cải thiện sau khi đã bổ sung tăng cường chất xơ, hoặc trẻ bị táo bón kéo dài thì cần nhanh chóng cho trẻ đi khám, bởi vì táo bón lâu ngày có thể là một triệu chứng tiềm ẩn của bệnh khác nguy hiểm hơn.

ODPHUB hy vọng bài viết trên có thể giúp bố mẹ hiểu hơn về chất xơ cũng như vai trò của nó trong đời sống hằng ngày, để từ đó biết cách bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón sao cho phù hợp và giúp con cải thiện sức khỏe.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

9 loại thực phẩm bổ sung kẽm cho bé không phải bố mẹ nào cũng biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 08/06/2020

9 loại thực phẩm bổ sung kẽm cho bé không phải bố mẹ nào cũng biết

Kẽm là khoáng chất quan trọng đối với sức khỏe. Bố mẹ cùng ODP tìm hiểu về những loại thực phẩm bổ sung kẽm cho bé qua bài viết dưới đây nhé! 

Tất cả những điều bố mẹ cần biết về DHA - Bổ sung DHA cho bé khi nào?

Thể chất & Dinh dưỡng - 07/06/2020

Tất cả những điều bố mẹ cần biết về DHA - Bổ sung DHA cho bé khi nào?

Bổ sung DHA cho bé khi nào và với liều lượng thế nào là điều mà các bố mẹ cần nắm rõ để có thể giúp con phát triển khỏe mạnh.

Những loại thực phẩm bổ sung sắt cho bé mà bố mẹ nên biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 20/05/2020

Những loại thực phẩm bổ sung sắt cho bé mà bố mẹ nên biết

Bố mẹ hãy đưa vào thực đơn những loại thực phẩm bổ sung sắt cho bé được đề cập trong bài viết dưới đây của ODP để ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, giúp bé phát triển khỏe mạnh nhé!