Những điều bố mẹ cần biết về bệnh dậy thì sớm ở trẻ em

Thể chất & Dinh dưỡng - 23/06/2020

Hiện nay, dậy thì sớm ở trẻ nhỏ là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Vậy làm sao để nhận biết bệnh dậy thì sớm ở trẻ em? Bố mẹ cùng ODP tìm hiểu nhé!

Xu hướng bệnh dậy thì sớm ở trẻ em đang ngày một gia tăng trên toàn thế giới. Dậy thì sớm ở bé trai xảy ra khi trẻ có những biểu hiện của dậy thì từ trước 10 tuổi và đối với bé gái là trước 8 tuổi. 

Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ. Đa số các trường hợp dậy thì sớm thường chỉ đơn thuẩn là do trẻ phát triển trước thời điểm dậy thì bình thường.  Tuy nhiên, có những trẻ dậy thì sớm do một số bệnh lý nguy hiểm. Ví dụ, các bệnh về não như viêm não, u não có thể tạo ra những tác động từ não xuống vùng tiết hooc-môn và kích thích sự phát triển của các bộ phận như tinh hoàn hay buồn trứng. Các bệnh liên quan đến thận cũng có thể tiết ra các hooc-môn làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ. Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể gây dậy thì sớm là lượng estrogen được đưa nhiều vào cơ thể từ bên ngoài qua thức ăn. 

>>> Tham khảo thêm: Những thực phẩm gây dậy thì sớm ở trẻ em không phải bố mẹ nào cũng biết 

dậy thì sớm ở bé gái là gì
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng dậy thì sớm ở trẻ.

Biểu hiện dậy thì sớm ở trẻ em

Theo thống kê, các ca dậy thì sớm ở bé gái nhiều hơn gấp 10 lần so với bé trai. 

Các biểu hiện dậy thì sớm ở bé gái bao gồm ngực phát triển, bắt đầu có kinh nguyệt, xuất hiện lông mu hoặc lông nách và hình dáng cơ quan sinh dục ngoài thay đổi. Đối với bé trai, bố mẹ có thể thấy các dấu hiệu dậy thì sớm như tinh hoàn hoặc dương vật to hơn, giọng trầm đi, xuất hiện lông mu hoặc lông nách và có mụn trứng cá. Ngoài ra, khi hiện tượng dậy thì sớm xảy ra, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy sự phát triển về chiều cao và cân nặng ở cả hai giới. 

Trong suốt khoảng thời gian dậy thì, xương của trẻ liên tục phát triển. Do đó, những trẻ dậy thì sớm thường sẽ lớn vọt hơn so với các bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên chỉ sau vài năm, chiều cao của trẻ bắt đầu phát triển chậm lại và đa số những trẻ dậy thì sớm đều khó đạt chiều cao tương đương với các bạn cùng lứa khác khi trưởng thành. 

bệnh dậy thì sớm ở trẻ em
Khi dậy thì, trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng.

Phân loại dậy thì sớm theo tốc độ tiến triển  

Không phải trẻ nào dậy thì sớm cũng có tốc độ phát triển giống nhau. Dậy thì sớm có 3 dạng chính: 

Tiến triển nhanh

Dậy thì sớm tiến triển nhanh thường xảy ra ở phần lớn các bé gái (đặc biệt là các trường hợp dậy thì từ trước 6 tuổi). Những trẻ dậy thì sớm tiến triển nhanh sẽ trải qua từng giai đoạn phát triển với tốc độ rất nhanh. Do đó, trẻ thường khó đạt được chiều cao tiềm năng khi trưởng thành và khả năng cao sẽ nằm trong nhóm 5% những trẻ có chiều cao thấp nhất so với các bạn đồng trang lứa. 

Tiến triển chậm

Rất nhiều trẻ tuy bắt đầu dậy thì sớm (đặc biệt là những trường hợp bắt đầu dậy thì từ khoảng 7 tuổi) nhưng lại trải qua các giai đoạn phát triển với tốc độ trung bình. Những trẻ này thường phát triển chiều cao từ sớm nhưng vẫn có thể tiếp tục cao lên cho tới khi xương đạt được độ trưởng thành cuối cùng vào giai đoạn 16 tuổi.

Không kéo dài

Những dấu hiệu dậy thì của những trẻ này thường bắt đầu từ rất sớm và cũng nhanh chóng kết thúc.

bé đi khám bác sĩ
Không phải trẻ nào dậy thì sớm cũng có tốc độ phát triển giống nhau.

Dậy thì sớm ở trẻ em được chẩn đoán như thế nào?

Việc chẩn đoán và can thiệp từ sớm có thể giúp những trẻ dậy thì sớm bắt kịp tốc độ tăng trưởng phù hợp. Nếu cảm thấy nghi ngờ trẻ đang có những dấu hiệu dậy thì sớm, bố mẹ nên sớm đưa con tới gặp bác sĩ để được khám và đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Lúc này, các bác sĩ sẽ đánh giá cẩn thận thông qua: 

  • Xét nghiệm máu và nước tiểu nhằm phát hiện ra hàm lượng hooc-môn bất thường.
  • Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm để phát hiện ra những khối u có thể là nhân tố gây ra hiện tượng dậy thì sớm. 
  • Chụp X-quang cổ tay để xác định mức độ phát triển của xương. Nếu xương của trẻ phát triển quá nhanh so với tuổi thực (ví dụ xương của trẻ 7 tuổi tương đương với trẻ 12 tuổi) thì trẻ sẽ có nguy cơ không đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành. 

ODPHUB hy vọng qua bài viết trên, bố mẹ đã biết thêm những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh dậy thì sớm ở trẻ em, từ đó xác định tình trạng dậy thì của trẻ và đưa ra những biện pháp hỗ trợ tích cực và kịp thời. 

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Bố mẹ nên cho trẻ học môn võ nào và học từ mấy tuổi là hợp lý nhất?

Thể chất & Dinh dưỡng - 21/06/2020

Bố mẹ nên cho trẻ học môn võ nào và học từ mấy tuổi là hợp lý nhất?

Học võ giúp cải thiện sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần. Vậy bố mẹ nên cho trẻ học môn võ nào và thời điểm nào là thích hợp nhất?

Thực phẩm tăng chiều cao cho bé bố mẹ không nên bỏ qua

Thể chất & Dinh dưỡng - 23/05/2020

Thực phẩm tăng chiều cao cho bé bố mẹ không nên bỏ qua

Bé cao lớn, khỏe mạnh là ước muốn của rất nhiều bố mẹ. Để tăng chiều cao cho bé thì việc bổ sung các loại thực phẩm tăng chiều cao cho bé là rất cần thiết.

Sinh trắc vân tay cho trẻ em có thực sự dự đoán tương lai cho con

Trí não & Nhận thức - 22/05/2020

Sinh trắc vân tay cho trẻ em có thực sự dự đoán tương lai cho con

Nhiều bố mẹ vì muốn định hướng tương lai của bé mà cho bé tham gia các dịch vụ sinh trắc vân tay cho trẻ em. Vậy dịch vụ này có thật sự tốt như lời đồn?