Trẻ khó điều chỉnh cảm xúc: Nguyên nhân và cách giúp trẻ

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 16/09/2020

Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ khó điều chỉnh cảm xúc của bản thân, thế nhưng bố mẹ hoàn toàn có thể giúp đỡ trẻ để làm được điều đó.

Người lớn chúng ta đôi khi vẫn có lúc không tự kiểm soát được cảm xúc của mình, thế nên sẽ chẳng có gì là bất ngờ nếu như những đứa trẻ thơ ngây chưa thể nắm bắt được cảm xúc cá nhân của chúng. Bố mẹ sẽ thường xuyên thấy trẻ bật khóc mỗi khi xảy ra chuyện gì đó không vừa ý như tô màu bức tranh chưa được đẹp, hay chiếc ô tô đồ chơi bỗng dưng bị tuột ốc không chạy được nữa. Việc trẻ khó điều chỉnh cảm xúc có thể cải thiện dần khi kỹ năng kiểm soát cảm xúc của trẻ phát triển hơn.

trẻ khó kiểm soát cảm xúc
Trẻ khó điều chỉnh cảm xúc thường là do chưa đủ kỹ năng đối phó với những cảm xúc mạnh.

Tuy nhiên, có nhiều trẻ ngay cả khi lớn lên rồi vẫn gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc của mình, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực như thất vọng, buồn bã hoặc lo lắng, từ đó dẫn đến những hành vi như khóc lóc, la hét và ném đồ đạc, thậm chí là có những lời nói gây tổn thương người khác.

Để giúp con trẻ nâng cao kỹ năng kiểm soát cảm xúc, bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ gặp khó khăn, để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp. Hãy để ODPHUB giúp bố mẹ nhé!

Dấu hiệu cho thấy trẻ khó điều chỉnh cảm xúc

Khi trẻ khó điều chỉnh cảm xúc của chính mình thì bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy các biểu hiện: trẻ sẽ khóc, cáu giận hoặc có hành vi hung hăng. Bên cạnh đó cũng có những hành vi khó nhận biết hơn, cụ thể: 

  • Dễ chán nản và từ bỏ;
  • Luôn lo lắng thái quá hoặc lo lắng kéo dài về những vấn đề nhỏ nhặt;
  • Thường xuyên cảm thấy tổn thương, bị hiểu nhầm hoặc cảm giác mình luôn bị chèn ép, bắt nạt;
  • Không thể vượt qua những vấn đề đau buồn;
  • Hay ủ rũ hoặc cáu kinh.

trẻ thường xuyên có cảm xúc tiêu cực, trẻ khó điều chỉnh cảm xúc của mình
Có rất nhiều biểu hiện cho thấy trẻ gặp vấn đề trong việc kiểm soát cảm xúc cá nhân.

Không phải lúc nào trẻ nhỏ cũng chỉ gặp khó khăn trong việc kiểm soát những cảm xúc tiêu cực. Trẻ dễ bị cuốn theo những cảm xúc mạnh, ngay cả khi đó là trạng thái tích cực như vui vẻ phấn khích. Khi trẻ quá phấn khích thì có thể sẽ nói không ngừng nghỉ về những chuyện vui mà mình vừa hoặc sắp trải qua.

Nguyên nhân khiến trẻ khó điều chỉnh cảm xúc

Nhiều trẻ “chìm sâu” vào cảm xúc cả tích cực lẫn tiêu cực, không thể kiểm soát được chúng, dẫn đến những hành vi quá khích. Và có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ khó điều chỉnh cảm xúc của mình, cụ thể:

  • Trẻ bị bắt nạt hoặc có những trải nghiệm không được vui vẻ với bạn bè;
  • Cuộc sống của trẻ có những thay đổi lớn như chuyển nhà, có em ruột, bố mẹ ly hôn hoặc người thân trong gia đình qua đời.

Sự lo lắng cũng gây ảnh hưởng đến cách trẻ đối phó với những cảm xúc mạnh. Những trẻ đang lo lắng hoặc bị căng thẳng thường gặp khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc của mình. Đôi khi sự lo lắng chỉ mang tính tức thời, thế nhưng có nhiều trẻ lo âu suốt một thời gian dài, và đó là dấu hiệu cho thấy vấn đề về chứng lo âu nghiêm trọng và cần được can thiệp sớm.

trẻ hay lo lắng
Nếu tình trạng lo lắng kéo dài thì có thể nguyên nhân không đơn giản chỉ là trẻ khó điều chỉnh cảm xúc, mà còn liên quan đến chứng lo âu nữa.

Những trẻ khó kiểm soát cảm xúc, khó giữ được bình tĩnh có thể gặp cả vấn đề trong việc biểu đạt cảm xúc bằng lời nói vì không đủ kỹ năng ngôn ngữ. Bên cạnh đó, những trẻ khó tập trung cũng thường không giỏi điều chỉnh cảm xúc của mình. Gặp khó khăn trong việc tập trung, kiểm soát cảm xúc và kiểm soát bản thân có thể là dấu hiệu của hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD).

Nhưng bố mẹ hãy yên tâm, bởi vì dù là nguyên nhân nào khiến cho trẻ khó điều chỉnh cảm xúc đi nữa thì vẫn có cách giúp trẻ kiểm soát chúng.

>>>Tham khảo thêm: Bệnh tăng động ở trẻ em - triệu chứng và các cách điều trị

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ khó điều chỉnh cảm xúc?

Bố mẹ càng hiểu rõ tình trạng của trẻ thì càng có thể giúp trẻ tốt hơn. Bố mẹ có thể thực hiện các bước sau để tìm hiểu rõ vấn đề mà con đang gặp phải:

  • Chú ý theo dõi biểu hiện của con, để ý các kiểu cảm xúc mà con thường thể hiện xem con hay gặp khó khăn trong những vấn đề gì và con phản ứng như thế nào;
  • Trao đổi với giáo viên, người trông trẻ hoặc các bác sĩ có chuyên môn về tình trạng của trẻ;
  • Tăng khả năng nhận biết cảm xúc của trẻ bằng cách giúp con gọi tên các loại cảm xúc đó, xem ví dụ ở trên phim ảnh, sách truyện và chương trình truyền hình thực tế, thông qua đó, bố mẹ cũng có thể chỉ cho con cách để xử lý tình huống.

Việc trẻ khó điều chỉnh cảm xúc có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của trẻ. Chính vì thế nên ODPHUB mong rằng bố mẹ sẽ khen ngợi con mỗi khi con cố gắng hết mình để vượt qua khó khăn và giữ được bình tĩnh nhé. Điều này chính là động lực để con luôn phấn đấu trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình đó bố mẹ ạ!

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non: Lợi ích và cách áp dụng

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 04/08/2020

Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non: Lợi ích và cách áp dụng

Bên cạnh việc phát triển thể chất cho trẻ nhỏ, việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non cũng là cần thiết, tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện.

Lợi ích của việc tập thể dục cho trẻ bị tăng động giảm chú ý

Trí não & Nhận thức - 08/03/2020

Lợi ích của việc tập thể dục cho trẻ bị tăng động giảm chú ý

Lợi ích của việc tập thể dục với trẻ bị tăng động giảm chú ý là khó có thể phủ nhận, đặc biệt trong việc cải thiện khả năng nhận thức và giảm thiểu các triệu chứng của bệnh.

Những cách giúp trẻ hiểu và xử lý 4 kiểu cảm xúc mạnh thường gặp

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 01/12/2019

Những cách giúp trẻ hiểu và xử lý 4 kiểu cảm xúc mạnh thường gặp

Cảm xúc là khái niệm khó nắm bắt đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu cách giúp trẻ nhận thức và xử lý những kiểu cảm xúc mà trẻ thường gặp nhất nhé!