Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non: Lợi ích và cách áp dụng

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 04/08/2020

Bên cạnh việc phát triển thể chất cho trẻ nhỏ, việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non cũng là cần thiết, tạo cơ hội cho trẻ phát triển toàn diện.

Trong khi việc phát triển thể chất cho trẻ nhỏ được nhiều bố mẹ quan tâm thì giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non lại ít được để tâm đến. Trí tuệ cảm xúc cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Một đứa trẻ được giáo dục trí tuệ cảm xúc từ nhỏ sẽ dễ dàng vượt quá những áp lực cuộc sống về sau.

Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non quan trọng không kém gì việc phát triển thể chất hay các kỹ năng học thuật khác.
Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non quan trọng không kém gì việc phát triển thể chất hay các kỹ năng học thuật khác.

Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non là gì?

Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non là việc trang bị và phát triển cho trẻ các kỹ năng cảm xúc và xã hội. Đây là kỹ năng giúp trẻ kiểm soát tâm trạng, tự đưa ra quyết định, tự đặt ra mục tiêu và học cách hòa thuận với mọi người xung quanh. 

>>> Xem thêm: Nuôi dạy trẻ nhạy cảm: 4 điều bố mẹ cần lưu ý

Trẻ nhỏ khi được trang bị đầy đủ những kỹ năng cảm xúc và xã hội sẽ đương đầu với những thách thức trong cuộc sống tốt hơn, xây dựng được nhiều mối quan hệ tích cực và biết cách đưa ra những quyết định sáng suốt. Nhờ vậy, trẻ có thể học cách thích nghi trong những hoàn cảnh sống về sau. Những kỹ năng này hoàn toàn có thể được dạy ngay từ khi trẻ học mầm non và theo suốt khi trẻ lớn lên.

Em bé vui vẻ
Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non quan trọng không kém gì việc phát triển thể chất hay các kỹ năng học thuật khác.

Những kỹ năng trẻ cần biết trong giáo dục trí tuệ cảm xúc

Theo Trung tâm giáo dục trí tuệ cảm xúc CASEL, có 5 lĩnh vực chính mà trẻ cần được biết trong giáo dục trí tuệ cảm xúc: 

  • Khả năng tự nhân thức bản thân bao gồm: nhận biết được cảm xúc của bản thân, nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu của bản thân cũng như phát triển tư duy tiến bộ.
  • Khả năng tự kiểm soát bao gồm: điều tiết cảm xúc, kiểm soát sự bốc đồng và tự đặt ra mục tiêu.
  • Khả năng nhận thức xã hội bao gồm: biết nhìn nhận vấn đề trên quan điểm của người khác, có sự đồng cảm và biết trân trọng sự khác biệt. 
  • Các kỹ năng về quan hệ xã hội bao gồm: giao tiếp, hợp tác và giải quyết xung đột. 
  • Khả năng đưa ra quyết định có trách nhiệm bao gồm việc cân nhắc kỹ hậu quả trước khi hành động. 

Em bé vui chơi
Một trong những điểm quan trọng của giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ đó là dạy trẻ về khả năng tự nhận thức.

Lợi ích của giáo dục trí tuệ cảm xúc

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được những kỹ năng có trong giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non như hợp tác hay giúp đỡ người khác là nền tảng cho cuộc sống của trẻ về sau. Những đứa trẻ nắm vững các kỹ năng trên không chỉ dễ dàng hòa nhập với bạn bè xung quanh mà còn có khả năng tìm được công việc tốt về sau. 

Một nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra mối quan hệ giữa việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ trong giai đoạn mầm non và mức độ thành công của trẻ về sau. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã theo dõi sự thay đổi của một nhóm học sinh mầm non từ khi chúng còn nhỏ đến năm 20 tuổi. Các em học sinh được chia thành các nhóm nhỏ dựa trên khả năng lắng nghe và chia sẻ. 

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những trẻ nằm trong nhóm có khả năng lắng nghe và chia sẻ tốt có:

  • 54% trong số đó tốt nghiệp cấp ba.
  • Khả năng lấy được bằng đại học sớm hơn gấp hai lần so với những trẻ ở nhóm dưới.
  • 46% trong số đó có một công việc ổn định ở tuổi 25. 

Ngoài ra, khi nhìn vào kết quả của giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non, các chuyên gia giáo dục nhận thấy:

  • Trẻ ít bị áp lực về mặt cảm xúc.
  • Trẻ ít mắc các lỗi kỷ luật hơn.
  • Trẻ đi học đều hơn.
  • Điểm học tập của trẻ được cải thiện.

Các hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non

Ở mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có những hoạt động giáo dục trí tuệ cảm xúc riêng. Với những trẻ ở độ tuổi mầm non, bố mẹ có thể chỉ ra cho trẻ thấy cách làm việc theo cặp và theo nhóm. Ví dụ, làm mẫu cho trẻ cách đọc sách cùng bạn bằng cách hướng dẫn trẻ để sách ở giữa để cả hai cùng đọc thế nào hay lần lượt mở trang sách ra sao. Đây đều là những hoạt động giúp trẻ hiểu hơn về sự chia sẻ, biết cách nghĩ cho người khác cũng như biết tôn trọng lẫn nhau. 

Giáo dục trí tuệ cảm xúc giúp ích cho trẻ rất nhiều trong cuộc sống về sau.
Giáo dục trí tuệ cảm xúc giúp ích cho trẻ rất nhiều trong cuộc sống về sau.

Thay vì chỉ quan tâm đến những kỹ năng học thuật hay các vấn đề về thể chất, bố mẹ cũng nên quan tâm hơn đến giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ có thêm gợi ý và phương pháp giúp trẻ trở thành những người thành công và hạnh phúc khi lớn lên.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Tại sao bố mẹ nên rèn tính chơi tự lập ở trẻ sơ sinh?

Trí não & Nhận thức - 16/07/2020

Tại sao bố mẹ nên rèn tính chơi tự lập ở trẻ sơ sinh?

Chơi tự lập ở trẻ sơ sinh là gì? Tại sao rèn tính chơi tự lập cho trẻ lại cần thiết? Hãy cùng OPDHUB tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

6 hoạt động giúp trẻ 12-18 tháng tuổi phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 15/12/2019

6 hoạt động giúp trẻ 12-18 tháng tuổi phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội

Với 6 hoạt động vô cùng đơn giản, bố mẹ hoàn toàn có thể thúc đẩy sự phát triển cảm xúc và kỹ năng xã hội của trẻ 12-18 tháng tuổi.

Những cách giúp trẻ hiểu và xử lý 4 kiểu cảm xúc mạnh thường gặp

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 01/12/2019

Những cách giúp trẻ hiểu và xử lý 4 kiểu cảm xúc mạnh thường gặp

Cảm xúc là khái niệm khó nắm bắt đối với trẻ nhỏ. Bố mẹ hãy cùng ODPHUB tìm hiểu cách giúp trẻ nhận thức và xử lý những kiểu cảm xúc mà trẻ thường gặp nhất nhé!