Lý do trẻ không tuân thủ lịch trình và cách giúp đỡ trẻ
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 04/08/2020
Lý do trẻ không tuân thủ lịch trình có rất nhiều, và bố mẹ cần chú ý quan sát hành vi của hằng ngày để có thể nhận biết và giúp đỡ con cải thiện.
Trẻ nhỏ thường có lịch sinh hoạt khá đơn giản, mang tính cố định và hiếm khi có sự thay đổi. Nhiều bố mẹ thậm chí còn lên kế hoạch sẵn cho những ngày cuối tuần để trẻ dễ dàng sắp xếp thời gian và thực hiện đúng theo lịch sinh hoạt đó. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan, nhiều trẻ không tuân thủ lịch trình do bố mẹ đã mất nhiều công sắp xếp trước đó. Vậy lý do trẻ không tuân thủ lịch trình là gì? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
Dấu hiệu cho thấy trẻ không tuân thủ lịch trình
Trẻ nhỏ luôn có những lịch trình và thói quen nhất định trong ngày, như thói quen trước khi đi ngủ (cất đồ chơi, vệ sinh cá nhân, lên giường đi ngủ), lịch trình trong ngày như ăn sáng, đi học, tập thể dục, và vui chơi.
Thế nhưng, có những ngày, bố mẹ có thể nhận thấy rằng con không sẵn sàng và không thực hiện đúng lịch trình thường ngày, như ngủ dậy muộn hơn, vệ sinh cá nhân chậm hơn dẫn tới việc không kịp ăn sáng.
Mỗi “mắt xích” bị trật khỏi đường ray lịch trình đều cho thấy trẻ đang gặp vấn đề trong việc tuân thủ lịch trình. Đây là điều hết sức bình thường xảy ra ở trẻ nhỏ và có rất nhiều lý do có thể dẫn tới việc này.
Lý do trẻ không tuân thủ lịch trình
Nếu bố mẹ chú ý quan sát hành vi của con thì hoàn toàn có thể biết được nguyên nhân tại sao con có hành động lệch hướng khỏi lịch trình ban đầu. Đôi khi là do nguyên nhân chủ quan, đôi khi lại là do nguyên nhân khách quan.
Ví dụ: vào buổi sáng khi con cần mặc quần áo để đi học, nhưng quần áo trên mắc phơi chưa đủ khô, khiến con phải lựa món đồ khác dẫn đến mất thời gian hơn.
Hoặc với những lịch trình, thói quen hằng ngày, bố mẹ nên quan sát xem thay vì phải làm bài tập, thì con chọn làm gì; con có thể quên việc tập đàn, nhưng không bao giờ quên chơi bóng rổ chẳng hạn. Sở thích của trẻ cũng
Khả năng tuân thủ lịch trình và thói quen hằng ngày có vẻ là điều đơn giản, nhưng lại không hề dễ dàng mà đòi hỏi trẻ phải có khá nhiều kỹ năng mới có thể thực hiện được. Các kỹ năng đó là kỹ năng tư duy thuộc chức năng điều hành của não bộ, bao gồm:
- Nhận thức về thời gian (làm việc đúng giờ giấc);
- Tổ chức, sắp xếp và lên kế hoạch;
- Ghi nhớ các công việc cần làm;
- Tập trung vào nhiệm vụ và không bị xao nhãng;
- Chú ý tới các luật lệ;
- Dừng việc đang làm để chuyển sang công việc tiếp theo trong lịch trình.
Có nhiều trẻ gặp vấn đề đối với những kỹ năng này, đặc biệt là những trẻ tăng động giảm chú ý. Đa số trẻ em đều cần nhiều thời gian để ghi nhận thông tin và thực hành chúng, thế nên bố mẹ đừng quá lo lắng nhé!
>>>Tham khảo thêm: 7 trò chơi trong nhà cho trẻ tăng động giảm chú ý
Giúp trẻ tuân thủ lịch trình và thói quen hằng ngày
Việc nhận biết được nguyên nhân, lý do trẻ không tuân thủ lịch trình có thể giúp bố mẹ biết được nên áp dụng phương pháp nào để giúp con một cách hiệu quả nhất. Thế nên, việc đầu tiên bố mẹ cần làm chính là chú ý quan sát hành vi của trẻ và ghi chú những điều bố mẹ thấy được.
Khi bố mẹ có thể nhận biết được thói quen của con, hãy trao đổi cùng người thân xung quanh trẻ cũng như giáo viên, người trông trẻ để có cái nhìn toàn cảnh hơn.
Nếu con gặp vấn đề trong việc tuân thủ lịch trình, bố mẹ cần trao đổi với bác sĩ có chuyên môn để có được chẩn đoán tốt nhất về tình trạng của con.
Đồng thời bố mẹ cũng có thể thực hiện một số cách để giúp trẻ ngay cả khi ở nhà, như:
- Lập bảng kế hoạch, lịch trình với những hình vẽ gần gũi, nhiều màu sắc, dễ hiểu và đặt ở nơi trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy.
- Bố mẹ cũng có thể tạo danh sách công việc cần làm trong ngày để đánh dấu mỗi khi hoàn thành một việc gì đó.
- Đừng quên khen ngợi mỗi khi còn hoàn thành đủ danh sách để xây dựng lòng tự trọng và tạo cho con động lực để tuân thủ lịch trình nhé!
ODPHUB hy vọng rằng bài viết trên có thể giúp bố mẹ hiểu hơn về lý do trẻ không tuân thủ lịch trình, xin đừng vội trách mắng con và kiên nhẫn giúp đỡ con cải thiện mỗi ngày nhé!
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận