Phân biệt bệnh tăng động và các bệnh về ngủ ở trẻ

Trí não & Nhận thức - 09/03/2020

Do triệu chứng khá giống nhau nên nhiều bố mẹ không biết phân biệt bệnh tăng động và các bệnh về ngủ ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ phân biệt hai nhóm bệnh này.

Kém tập trung, hay quên, bốc đồng là những dấu thường gặp của cả bệnh tăng động và các bệnh về ngủ ở trẻ. Chính vì điều này mà nhiều bố mẹ phân vân không biết liệu trẻ có mắc bệnh tăng động hay không.

Vậy bố mẹ cùng tìm hiểu xem hai nhóm bệnh này có những đặc điểm gì để phân biệt dễ dàng hơn nhé. 

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Có rất nhiều nguyên nhân đẫn đến thiếu đến thiếu ngủ hay rối loạn giấc ngủ như: trẻ bị khủng hoảng lo âu, hay gặp ác mộng hoặc bị hen suyễn, khó thở. Mặc dù tỉ lệ trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ thấp nhưng nếu mắc phải bệnh này, trẻ sẽ có một số triệu chứng như: 

  • Khó vào giấc
  • Khó ngủ sâu
  • Khó có thể thức dậy vào buổi sáng
  • Lo lắng và la hét khi tỉnh dậy
  • Ho khi thức dậy
  • Khó thở hoặc thậm chí dừng thở khi ngủ
  • Tạo ra những âm thanh kỳ lạ khi ngủ
  • Cáu gắt
  • Ngủ gật
  • Dễ xao nhãng, khó tập trung

Thông thường, ở mỗi lứa tuổi, các bác sĩ đều đưa ra thời gian ngủ cần có nhưng không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau, sẽ có trẻ ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ ít hơn quá nhiều so với các bạn đồng trang lứa, bố mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra tổng quát.

Rất khó để phân biệt bệnh tăng động và các bệnh về ngủ ở trẻ do triệu chứng giống nhau.
Rất khó để phân biệt bệnh tăng động và các bệnh về ngủ ở trẻ do triệu chứng giống nhau.

Dấu hiệu trẻ bị tăng động giảm chú ý

Trên thế giới, có khoảng 6-10% dân số bị tăng động giảm chú ý và thường dấu hiệu của bệnh này xuất hiện từ khi người bệnh còn nhỏ. Một số dấu hiệu của bệnh tăng động có thể kể đến như:

  • Khó có thể duy trì sự tập trung vào những hoạt động trẻ cảm thấy chán hoặc không có phần thưởng
  • Gặp khó khăn trong việc lắng nghe và làm theo chỉ dẫn
  • Khó có thể ngồi yên một chỗ
  • Thừa năng lượng
  • Hay ngắt lời mọi người hoặc làm phiền người khác 
  • Dễ bị phân tâm
  • Gặp khó khăn trong việc sắp xếp mọi thứ
  • Hay quên, hay làm mất đồ
  • Thiếu kiên nhẫn

Nếu trẻ có một số những biểu hiện trên, bố mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ để được đánh giá chính xác liệu trẻ có mắc bệnh tăng động hay không.

Em bé chơi một mình với ô tô.
Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được đánh giá chính xác.

Nếu trẻ bị bệnh tăng động và các bệnh về ngủ ở trẻ

Rất khó để biết được bệnh tăng động và các bệnh về ngủ ở trẻ đâu là nguyên nhân gây ra bệnh còn lại. Lý do chính là bởi trẻ tăng động thường có nhiều năng lượng hơn so với mọi người, khiến trẻ khó có thể nằm im một chỗ và đi ngủ. Điều này đồng nghĩa với việc, trẻ sẽ ngủ ít hơn vào mỗi tối.

Trong một số trường hợp, thuốc tăng động cũng dẫn tới việc thiếu ngủ ở một số trẻ nếu đến giờ đi ngủ, những thuốc đó vẫn còn tác dụng. Vì vậy, đôi khi thiếu ngủ cũng khiến các triệu chứng của bệnh tăng động trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra cũng có một số ít những trẻ có thể bị cả tăng động giảm chú ý lẫn thiếu ngủ. Trong trường hợp này nếu các triệu chứng liên quan đến rối loạn giấc ngủ của trẻ được điều trị, bệnh tăng động của trẻ cũng sẽ được cải thiện.

>>> Xem thêm:

Em bé vỗ tay vào trán.
Một số ít những trẻ có thể bị cả tăng động giảm chú ý và các bệnh về ngủ ở trẻ.

Bố mẹ nên làm gì để hỗ trợ trẻ

Vậy nếu sử dụng thuốc tăng động kích thích hệ thần kinh khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ phải làm sao để giải quyết? Điều đầu tiên bố mẹ nên làm đó là đến gặp bác sĩ để được tư vấn giảm liều thuốc hoặc điều chỉnh thời gian uống thuốc để không ảnh hưởng đến giờ ngủ của trẻ.

Với trường hợp trẻ thiếu ngủ mà không do bất kỳ nguyên nhân bệnh lý nào, bố mẹ có thể tìm đến các bác sĩ về giấc ngủ, chuyên gia tâm lý học hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn. Thông thường, các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp hành vi như: hạn chế xem tivi trước khi đi ngủ, lên một chu trình ngủ thống nhất để cải thiện chất lượng giờ ngủ cho trẻ. Nếu phát hiện những vấn đề y tế khác liên quan đến đường thở khiến trẻ khó ngủ, các bác sĩ sẽ có những can thiệp y tế nếu cần thiết.

Em bé ngồi ôm đầu.
Các bác sĩ sẽ có can thiệp riêng với từng trường hợp.

Tuy nhiên, khi bố mẹ thấy các chứng rối loạn giấc ngủ của con trở nên nghiêm trọng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc bệnh tăng động, nhất là trong trường hợp, các liệu pháp chữa rối loạn giấc ngủ lại giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh tăng động.

Mong rằng với bài viết này của ODPHUB, bố mẹ đã có thể phân biệt được bệnh tăng động và các bệnh về ngủ ở trẻ, từ đó, đưa ra được phương pháp chăm sóc và hỗ trợ trẻ phù hợp.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận