6 cách giúp bé nhận biết các con vật nuôi trong nhà và ghi nhớ thật lâu
Trí não & Nhận thức - 04/04/2020
Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh chóng của trẻ, đây là thời điểm rất thích hợp để bố mẹ giúp bé nhận biết các con vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã đấy!
Nếu bố mẹ muốn bé phát triển tư duy một cách nhanh chóng, hãy bắt đầu cho trẻ làm quen với những thứ xung quanh trẻ. Đồ vật, sự vật, hiện tượng,… và đặc biệt, bố mẹ hãy bắt đầu giúp bé nhận biết các con vật nuôi trong nhà để mở rộng dần kiến thức vì đó là đối tượng gần gũi trong cuộc sống của trẻ và có thể dễ dàng bắt gặp ngay cả khi gia đình không nuôi thú cưng.
Bố mẹ nào cũng luôn muốn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, từ miếng ăn ngon đến giấc ngủ êm đềm. Khi con bước vào tuổi hiếu kỳ và mong muốn khám phá thế giới, các phụ huynh lại lo lắng đến vấn đề dạy dỗ trẻ, dạy con như thế nào là tốt nhất và bối rối không biết nên bắt đầu từ đâu.
Để bé có thể phát triển nhanh chóng từ khi còn nhỏ tuổi, đặc biệt là phát triển tư duy thì bố mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn phương pháp nuôi dạy con khoa học, hợp lý và phù hợp với trẻ. Bố mẹ nên cho bé tiếp xúc và học hỏi từ những điều gần gũi nhất xung quanh bé, như việc bắt đầu dạy bé nhận biết các con vật là một trong những cách hiệu quả.
Để việc dạy bé có hiệu quả, bố mẹ hãy tham khảo 6 cách dạy bé nhận biết con vật trong bài viết dưới đây của ODPHUB nhé!
Sử dụng thẻ, tranh ảnh hoặc hình vẽ giúp bé nhận biết các con vật
Hiện nay, hầu hết các nhà sách đều có bày bán các loại thẻ, tranh ảnh, hình vẽ về động vật với những nét vẽ rất đẹp và dễ thương. Bố mẹ có thể mua về để dạy bé biết tên và minh họa tiếng kêu của các loài động vật. Bố mẹ nên kết hợp việc đặt câu hỏi về tên và tiếng kêu của con vật cho bé trả lời.
Khi bé đã tự tin nhận biết được tên của loài vật cũng như ghi nhớ được tiếng kêu của chúng, bố mẹ hãy tiến đến dạy bé nhận biết thêm về đặc điểm riêng và hình ảnh tương ứng của con vật đó. Và thời gian đầu, bố mẹ nên cho bé tiếp xúc với hình ảnh chó mèo để bé nhận biết các con vật nuôi trong nhà trước, sau đó dần dần cho bé học về các loài động vật hoang dã.
Ví dụ, với hình ảnh con voi, bố mẹ hãy gợi ý cho bé về một số đặc điểm nổi bật của voi. Bố mẹ có thể hỏi bé: “Con gì có cái mũi thật dài? Con gì có cái tai to nhất?”. Sau đó, hãy gợi ý cho con về đặc điểm và môi trường sống của con vật. “Voi hay sống ở đâu con nhỉ?”.
Nuôi thú cưng ở nhà
Nếu gia đình có điều kiện, nuôi thú cưng ở nhà chính là cách nhanh nhất để giúp bé nhận biết con vật và được tiếp xúc gần gũi hơn. Bố mẹ có thể nuôi thêm một chú mèo xinh xắn đáng yêu hay một chú cún con chẳng hạn. Bé có cơ hội được tiếp xúc gần gũi với động vật, từ đó tình cảm của con dành cho động vật sẽ lớn dần lên. Ngoài ra, qua sinh hoạt hằng ngày, bé cũng có thể hiểu thêm về đặc điểm và lối sống của chó mèo.
Một chú chó thường làm gì trong ngày? Ăn uống như thế nào gì? Khi được chủ gọi thì nó phản ứng ra sao? Hay một con mèo hay làm gì trong ngày? Mèo thích chơi gì? Mèo thích ăn món gì nhất?…Giúp bé trả lời được các câu hỏi đó chính là cách dạy bé các con vật nuôi trong nhà đơn giản và dễ hiểu nhất.
Tạo cơ hội cho bé đi tham quan sở thú, trang trại hoặc trải nghiệm du dịch ở miền quê
Sở thú là một trong những điểm đến thuận tiện nhất để bố mẹ tiến hành dạy bé nhận biết các con vật nuôi trong nhà và động vật hoang dã để so sánh các điểm khác biệt. Tại đây, con có thể dễ dàng tận mắt quan sát, ngắm nhìn các loài vật hoang dã để biết chúng to lớn thế nào, sống ở môi trường như thế nào. Trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ khi được quan sát quá trình ăn uống hoặc hoạt động của động vật một cách chân thực. Đây cũng là cơ hội để bé tích lũy kiến thức cũng như có được chuyến đi chơi trải nghiệm lý thú.
Để tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các loài động vật thân thiện, bố mẹ có thể tổ chức chuyến du lịch ngắn ngày đi đến trang trại hay vùng quê dân dã, nơi có nhiều loại động vật, gia súc thân thiện sinh sống. Nhờ chuyến du lịch này, ngoài việc có thể nhận biết tên của các loài động vật, bé còn được học hỏi thêm về cách chăm sóc cũng như vai trò của từng con vật trong cuộc sống. Nhờ vậy, bé sẽ càng thêm yêu mến các con vật, yêu lao động và muốn gắn bó với thiên nhiên hơn.
Dạy bé nhận biết con vật qua sách báo
Bố mẹ nên chọn những cuốn sách hoặc báo chí có đăng hình ảnh của các con vật với màu sắc rõ ràng, nổi bật và bắt mắt để giúp bé nhận biết con vật dễ dàng với niềm hứng thú. Bố mẹ hãy đặt thật nhiều câu hỏi để con suy nghĩ và trả lời như “Con này tên gì con nhỉ?”, “Con này có nguy hiểm không con nhỉ?”. Đây chính là hình thức vừa học khám phá vừa chơi vô cùng thú vị và bổ ích cho trẻ. Thông qua đó, bố mẹ có thể rèn luyện ý thức và thói quen đọc sách cho con từ khi còn nhỏ, đồng thời bé sẽ làm quen với hình ảnh con vật dễ hơn.
Dạy bé nhận biết các con vật nuôi trong nhà qua bài hát
Trong thời đại internet phát triển và phổ biến như hiện nay, các nền tảng mạng xã hội với kho dữ liệu bạt ngàn có thể giúp bố mẹ và bé dễ dàng tìm kiếm bài hát về động vật cực kỳ thú vị. Có rất nhiều bài hát về động vật nổi tiếng trên toàn thế giới bằng tiếng Anh như Baby Shark, Old McDonald Had A Farm,…
Các bài hát dành cho thiếu nhi thường có giai điệu vui vẻ và bắt tai, lời bài hát cũng vô cùng đơn giản và dễ nhớ. Con chỉ nghe một lần rồi có thể ngâm nga theo ngay, sau nhiều lần nghe bé còn có thể thuộc nằm lòng. Chính vì thế, nếu có thể, bố mẹ hãy tìm kiếm và cho con lắng nghe các bài hát có giai điệu vui tươi, hợp với lứa tuổi để kích thích sự phát triển của bé và giúp bé nhận biết các con vật nuôi trong nhà một cách dễ dàng. Tốt nhất là bố mẹ nên lựa chọn những bài hát có lồng ghép thêm hình ảnh động vật thật sống động nhé!
Khi nào thì bố mẹ nên dạy bé nhận biết các con vật?
Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn mà trẻ có thể phát triển tư duy và trí tuệ vượt bậc.
Từ 18 tháng tuổi, bé đã biết tập trung vào một vấn đề cụ thể, dần ghi nhớ được lâu hơn và biết cách suy luận logic. Đồng thời, từ 1 đến 3 tuổi cũng là lúc bé học hỏi rất nhanh qua những trải nghiệm hữu ích để biết cách giải quyết được các vấn đề đơn giản trong cuộc sống.
Từ 12 đến 18 tháng tuổi, ngôn ngữ của trẻ phát triển rất nhanh chóng. Lúc này bé có thể nói được những từ ngữ và câu đơn giản. Bé cũng biết cách diễn đạt nhu cầu của bản thân và biết chào hỏi. Đồng thời, bé có thể bắt đầu tập trung ý thức vào một món đồ vật cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Giai đoạn này bố mẹ có thể bắt đầu dạy bé cách phân biệt các loại đồ vật theo tên, dạy cho bé khái niệm khoảng cách hoặc thời gian trong ngày.
>>> Tham khảo thêm: Dạy bé tập nói các con vật: 5 cách đơn giản mà hiệu quả
Từ 18 đến 24 tháng tuổi, vốn từ vựng của bé cũng được tăng lên đáng kể (lúc này bé biết được khoảng 200 từ), biết cách tương tác và trò chuyện với người lớn. Lúc này bé cũng có thể nhận biết được các loại phương tiện giao thông. Đồng thời bé cũng có thể thỏa mãn được nhu cầu tự tìm hiểu của bản thân và khả năng tập trung của trẻ cũng tăng cao hơn (bé có thể tập trung được từ 50 đến 60 phút).
Khi trẻ ở độ tuổi ấu nhi (từ 1 đến 3 tuổi), nhận thức của trẻ dần dần được nâng cao. Đây là thời điểm vô cùng thích hợp để tiến hành dạy bé nhận biết các con vật.
Bố mẹ có thể bắt đầu từ việc dạy bé nhận biết các con vật nuôi trong nhà trước, rồi mới giúp bé nhận biết con vật hoang dã. Việc cho bé tiếp xúc và tìm hiểu về động vật từ sớm có thể giúp phát triển tư duy của bé. Mỗi lần tiếp xúc, là một lần bé được học thêm những điều mới mẻ. Quan trọng nhất đó là bố mẹ hãy cùng bé học và khám phá nhé! Sự xuất hiện của bố mẹ trong cuộc hành trình tìm kiếm tri thức luôn khiến con cảm thấy gần gũi, vui vẻ và có thể học hỏi nhanh hơn.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận