Áp lực học tập và những tác động tiêu cực đến trẻ nhỏ
Trí não & Nhận thức - 20/03/2020
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng việc tạo áp lực học tập cho trẻ sẽ giúp trẻ có động lực để phấn đấu nhiều hơn, đạt kết quả học tập cao hơn. Điều này liệu có đúng?
Theo quan điểm của nhiều bố mẹ, việc tạo áp lực học tập cho con là rất cần thiết. Khi có áp lực, con trẻ mới có thể phấn đấu học tập cũng như phát triển bản thân tốt hơn. Nhờ đó, trẻ sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn và trở thành những người thành đạt trong cuộc sống. Vậy liệu rằng áp lực học tập từ gia đình có thể giúp trẻ yêu thích và tự giác với việc học hơn? Bố mẹ hãy cùng ODP tìm câu trả lời qua bài viết này nhé.
Áp lực học tập là gì
Áp lực thường được coi là động lực cho sự cố gắng đạt được mục tiêu mà bản thân đề ra. Về mặt tích cực, áp lực học tập rất lành mạnh và cần thiết để con trẻ yêu thích và tập trung hơn việc học tập mỗi ngày. Nếu bố mẹ đặt áp lực vừa phải, trẻ dễ dàng được mục tiêu đề ra cũng như cảm thấy được hỗ trợ và và động viên hơn rất nhiều.
Thông thường, áp lực học tập được coi lành mạnh là khi trẻ được làm những điều mình muốn và học những môn mình yêu thích. Nhờ đó, trẻ sẽ hứng thú và có thêm động lực học tập để làm thêm nhiều công việc khác.
Ngược lại, áp lực không lành mạnh lại bắt nguồn từ chính những tham vọng của bố mẹ. Vì mong muốn cá nhân, nhiều bố mẹ bắt trẻ phải làm theo những gì mình kỳ vọng thay vì cho trẻ được làm những điều mình muốn muốn và yêu thích.
Thực trạng của áp lực học tập tại Việt Nam
Rất nhiều bố mẹ Việt vì "sĩ diện" của bản thân mà vô tình tạo cho con trẻ rất nhiều áp lực không lành mạnh. Các bố mẹ cố gắng chạy đua cho con vào những trường điểm, trường hàng đầu cho dù khả năng của trẻ có hạn. Thậm chí, nhiều bố mẹ còn “ép” con phải làm những công việc con không thích chỉ vì đó là công việc mơ ước của bố mẹ ngày xưa.
Lý do chính dẫn đến thực trạng này là bởi tâm lý “sợ thua kém” của nhiều bậc phụ huynh. Các bố mẹ cho rằng khi được mình tạo điều kiện học tập cũng như tạo áp lực, trẻ sẽ phấn đấu hết mình, không thua kém bạn bè giống như mình thời trẻ.
>>> Tham khảo thêm:
- 5 cách để bố mẹ giúp trẻ luôn đam mê học tập
- Phương pháp dạy con học hành chăm chỉ mà bố mẹ cần biết (Phần 1)
- Phương pháp dạy con chăm chỉ học hành mà bố mẹ cần biết (Phần 2)
Tác động tiêu cực của áp lực học tập
Nỗi sợ thua kém của nhiều bố mẹ vô hình chung đã tạo nên nhiều áp lực học tập tiêu cực đến trẻ nhỏ, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ.
Khiến trẻ hoang mang
Mặc dù tiểu học là giai đoạn trẻ làm quen với kiến thức nhưng không ít bậc phụ huynh vẫn đặt áp lực học tập khiến trẻ phải ganh đua về mặt điểm số, đặc biệt ở những năm cuối cấp. Nhiều bố mẹ bắt trẻ phải đạt điểm tuyệt đối để trẻ có một bảng điểm đẹp và chạy đua vào các trường điểm.
Chính áp lực học tập như vậy khiến trẻ cảm thấy hoang mang, căng thẳng. Thậm chí, kể cả khi đã dẫn đầu, trẻ vẫn sợ hãi không biết bản thân mình có thể giữ được thành tích này đến khi nào. Cạnh tranh để có kiến thức tốt mới là điều trẻ cần còn cạnh tranh để giữ vị trí cao chỉ khiến tâm lý trẻ bị đè nặng mà thôi.
Trẻ cảm thấy căng thẳng, lo âu
Khi trẻ bị căng thẳng liên tục và chỉ tập trung vào việc học, ít tham gia các hoạt động ngoại khóa hay những hoạt động trẻ yêu thích sẽ ảnh hưởng xấu đến thần kinh của trẻ. Bản thân trẻ sẽ cảm thấy tiêu cực với chuyện học hành và học hành sa sút hơn. Trong nhiều trường hợp, áp lực học tập dẫn đến trầm cảm ở trẻ nhỏ là khó tránh khỏi.
Trẻ sẽ có nhiều biểu hiện xấu như mất ngủ, rối loạn ăn uống, lo lắng quá mức, kiệt sức. Cơ thể đang phát triển của trẻ sẽ trở nên quá tải vì áp lực xung quanh. Trẻ có thể bị đau dạ dày, bị tiêu chảy, đau đầu và bị sốt phát ban. Nhiều trẻ vì thế, cảm thấy sợ đến trường, ghét chuyện học tập. Nếu bị ép học quá nhiều, trẻ có thể ghét luôn cha mẹ mình.
Không những vậy, nhiều trẻ vì muốn đạt được điểm số bố mẹ mong muốn mà học cách gian lận, từ bỏ sở thích cá nhân và xa lánh những người xung quanh.
Trẻ cảm thấy tự ti
Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng những trẻ bị đặt quá nhiều áp lực học tập tiêu cực có khả năng cao mắc trầm cảm và có biểu hiện không thích cuộc sống. Nhiều trẻ còn giảm tính tự chủ và những năng lực vốn có của bản thân. Cách nuôi dạy con trẻ bằng cách kiểm soát việc học của con như này vô tình đã làm suy yếu sự phát triển nhận thức cũng như sự tự tin của trẻ.
Nhiều trẻ bất cần và buông bỏ
Trong một số trường hợp, khi áp lực học tập quá lớn khiến trẻ không chịu đựng được, trẻ sẽ buông bỏ và tỏ thái độ bất cần. Khi đó, mọi áp lực từ bố mẹ hoàn toàn vô tác dụng với trẻ. Nhiều trẻ thậm chí tìm đến những thú vui không lành mạnh chỉ để thể hiện thái độ với bố mẹ và để giải tỏa bản thân.
Áp lực học tập sẽ là tích cực đối với trẻ nếu bố mẹ biết sử dụng một cách vừa đủ. Mong rằng qua bài viết này của ODP, bố mẹ sẽ biết cách giảm áp lực học tập cho trẻ, giúp trẻ yêu thích việc học hơn.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận