Triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em bố mẹ không nên bỏ qua
Thể chất & Dinh dưỡng - 24/08/2020
Thủy đậu tuy là một bệnh khá phổ biến với trẻ nhỏ nhưng vẫn có nhiều triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em mà bố mẹ dễ bỏ qua.
Hầu hết em bé nào cũng dễ bị thủy đậu đặc biệt ở giai đoạn trước 10 tuổi. Tuy là bệnh dễ chữa nhưng nếu không nắm rõ triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em và chữa trị kịp thời thì sẽ dẫn đến một số biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về sau.
Triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em
Những triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em đầu tiên thường là sốt, nhức đầu, đau họng hoặc đau bụng do lúc này cơ thể trẻ đang bị nhiễm trùng. Thủy đậu thường tạo ra các nốt đỏ trên da gây ngứa và bắt đầu xuất hiện ở những khu vực như lưng và mặt rồi lan đến bất cứ nơi nào trên cơ thể. Sự khó chịu do thủy đậu gây ra khiến trẻ cảm thấy khó chịu và chán ăn.
Phát ban do thủy đậu thường sẽ xuất hiện ba giai đoạn khác nhau. Giai đoạn một, phát ban sẽ chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ trông giống mụn nhọt hoạt vết côn trùng cắn và rất ngứa. Sau khoảng 2-4 ngày, những nốt đỏ này sẽ phát triển thành các bóng nước chứa chất lỏng dễ vỡ, để lại vét loét mở và đóng thành vảy màu no khô. Mặc dù chia làm ba giai đoạn gồm: mụn đỏ, bóng nước và vảy khô nhưng chúng có thể xuất hiện trên cơ thể cùng một lúc. Với những trẻ bị các rối loạn về da hoặc hệ miễn dịch yếu có thể bị phát ban tràn lan và bị nặng hơn.
Dấu hiệu bệnh thủy đậu ở trẻ em bị biến chứng
Như đã nói ở trên, thủy đậu khá dễ chữa và hầu như ai đã từng bị thì sẽ tự hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, đôi khi, việc chữa trị sai cách hoặc để quá lâu cũng dẫn đến tình trạng biến chứng nghiêm trọng nhất là ở người già, phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và những ai có hệ miễn dịch kém.
Một số biến chứng phổ biến của thủy đậu có thể kể đến như:
- Biến chứng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là nhiễm trùng da do vi khuẩn.
- Bị viêm phổi, gây ho kéo dài và khó thở.
- Với phụ nữ có thai, biến chứng có thể là gây ra các vấn đề về thai và lây lan sang thai nhi.
- Viêm cơ tim, khớp và các bộ phận khác nhau của mắt.
Tuy là những biến chứng hiếm gặp nhưng bố mẹ vẫn cần phải theo dõi trẻ cẩn thận. Trong trường hợp thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường về hô hấp, lơ mơ hay đau đầu, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và thăm khám.
Nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh thủy đậu đó là do virus Varicella Zoster. Do virus này có khả năng lây lan nên các trường hợp trẻ nhỏ mắc bệnh thủy đậu đều từ việc tiếp xúc với người bị bệnh. Đôi khi chỉ cần hít phải các hạt nhỏ virus từ bóng nước hoặc từ không khí xung quanh một người bệnh đã ho và hắt xì cũng khiến trẻ bị thủy đậu.
>>> Xem thêm: Các bệnh mùa hè thường gặp ở trẻ và bí quyết phòng ngừa hiệu quả
May mắn là thủy đậu thường không bị nhiễm lại nếu trẻ từng mắc phải. Chính vì thế, những người chưa bao giờ bị thủy đậu và chưa tiêm phòng là nhóm người bị có nguye cơ mắc bệnh cao nhất.
Cách điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em
Thủy đậu do virus gây ra nên sử dụng kháng sinh không hề có tác dụng chữa bệnh. Kháng sinh thường chỉ dùng khi vi khuẩn xâm nhập vào các vết loét trên cơ thể trẻ do ngãi quá nhiều.
Nếu trẻ bị thủy đậu, cách tốt nhất bố mẹ nên làm cho trẻ đi viện. Các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất dựa trên độ tuổi, sức khỏe và mức độ nhiễm trùng của trẻ.
Để cải thiện tình trạng khó chịu do thủy đậu gây nên, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau tại nhà:
- Cách ly trẻ khỏi những người khác trong gia đình để hạn chế tình trạng lây lan. Đồ dùng cá nhân của trẻ như bát đũa, bàn chải, khăn mặt… phải được dùng riêng và tẩy trùng sạch sẽ.
- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nước ấm và dùng khăn mềm để lau sạch người nhẹ nhàng cho trẻ. Trong khi tắm, bố mẹ cần lưu ý kỹ để không làm vỡ các nốt thủy đậu. Sau khi tắm xong, dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần so cho trẻ.
- Cắt móng tay của trẻ thường xuyên và rửa sạch sẽ do trẻ nhỏ thường hay gãi vào vết ngứa. Nếu trẻ gãi quá nhiều, bố mẹ nên cho trẻ đeo găng tay để không làm tổn thương vết xước.
- Cho trẻ uống nhiều nước, điều này giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước ở trẻ nhỏ.
Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì
Khi trẻ bị thủy đậu bố mẹ cần kiêng một số việc sau:
- Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu: Khi các nốt dạ bị vỡ để lại sẹo, khiến trẻ bị nhiễm trùng và lây lan sang các vùng da khác. Chính vì thế, bố mẹ cần quan sát để đảm bảo trẻ không gãi và làm vỡ, xước nốt thủy đậu.
- Kiêng dùng chung đồ: Để phòng ngừa tình trạng lây lan của bệnh, bố mẹ nên cách ly trẻ khỏi mọi thành viên trong nhà. Mọi đồ dùng của trẻ phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.
- Kiêng gặp mọi người: Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan vì vậy bố mẹ nên cho trẻ nghỉ học khi bị bệnh.
Triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em thường khá dễ nhận ra nếu bố mẹ để ý đến trẻ. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ biết cách chăm sóc và điều trị khi trẻ bị thủy đậu.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận