Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em phổ biến mà bố mẹ cần biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 01/08/2020

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé rất hay bị cách bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh cho bé nhé!

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em luôn được rất nhiều bố mẹ quan tâm vì là tình trạng xảy ra thường xuyên ở các bé. Những bệnh đường ruột này thường không quá khó chữa nhưng nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về lâu dài. 

1. Đau bụng

Đau bụng xuất hiện nhiều khi là do bé đói, mệt hoặc bị đầy hơi do ăn quá no. Chính vì thế, nguyên nhân của những cơn đau bụng thường không quá rõ ràng. Những cơn đau bụng nhẹ thường không làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, vui chơi của bé. Tuy nhiên, nếu cơ đau bụng dữ dội, khiến bé năm cong chân và khóc thì bố mẹ nên xem xét lại. 

Đại đa số các cơn đau bụng mãn tính ở bé đều là đau bụng chức năng (cơn đau có thật nhưng không phải bệnh lý). Chỉ khi nào đau bụng đi kèm với nhiều triệu chứng khác như nôn, sốt, đại tiện ra máu, đau khi đi tiểu, đau đến mất ngủ thì bố mẹ nên cho bé đi khám ngay lập tức. 

2. Trào ngược dạ dày- thực quản 

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng là một trong các bệnh đường ruột ở trẻ em khá phổ biến. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này là do rò rỉ dịch dạ dày hoặc axit vào thực quản. Một số triệu chứng phổ biến của bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể kể đến như:

  • Có cơn đau bụng không rõ ràng, quanh rốn và có thể đau ngực.
  • Chóng mặt hoặc buồn nôn.
  • Có cảm giác thức ăn bị trào ngược lên và cần phải nuốt lại.
  • Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt, không di chuyển xuống. Một số bé có thể có triệu chứng giống hen suyễn như khò khè hoặc ho. Nhưng thường những triệu chứng này hay bị nặng hơn do trào ngược.  

Trào ngược dạ dày cũng là một trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em.
Trào ngược dạ dày cũng là một trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em. 

Để cải thiện tình trạng GERD ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần quan tâm điều chỉnh chế độ ăn uống một cách hợp lý. Vì vậy, thay vì tìm thuốc giảm đau cho bé, bố mẹ nên cố gắng tránh những điều sau đây để ngăn ngừa căn bệnh phát triển:

  • Hạn chế cho bé ăn thực phẩm cay, có tính axit hoặc chua, cam quýt, nước táo, nước uống có ga, trà, cà phê, sô cô la nóng, sô cô la và cam thảo.
  • Không cho bé sử dụng các loại thuốc như aspirin, ibuprofen hoặc các sản phẩm có chứa cồn.

3. Không dung nạp Lactose

Do thiếu lactase, một loại enzyme tiêu hóa, nhiều trẻ nhỏ không thể hấp thụ được đường Lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Vấn đề này thường xuyên hiện ngay từ khi bé sinh ra hoặc bị ảnh hưởng do bé bị nhiễm virus rota và giardia, gây tổn thương niêm mặc ruột. Tuy nhiên với những bé không bị bẩm sinh, khi niêm mạc ruột trở lại bình thường thì trong vòng 3-4 tuần, tình trạng không dung nạp Lactose sẽ biến mất.

các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Không dung nạp Lactose ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ.

Triệu chứng rõ nhất của những bé mắc phải căn bệnh này đó là bị đau bụng, ợ hơi thường xuyên, sôi bụng, đầy hơi hoặc bị tiêu chảy ngay sau khi uống sữa. 

Để ngăn ngừa tình trạng này, bố mẹ có thể sử dụng các lựa chọn thay thế cho sữa bò như sữa đậu nành, sữa hạt để đảm bảo cung cấp đủ canxi cho bé. Trong trường hợp bé bị tiêu chảy do Giardia, bố mẹ cần đưa bé đến viện khám để được điều trị kháng sinh kết hợp với chế độ ăn hợp lý.

>>> Xem thêm: Bé bị dị ứng đạm sữa bò, bố mẹ phải làm sao? 

4. Tiêu chảy

Đây cũng là một trong các bệnh đường ruột ở trẻ em diễn ra khá phổ biến. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ thường do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây nên. Một em bé được coi là bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng và số lần đi nhiều hơn 3 lần/ngày. 

Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em khá phổ biến.
Tiêu chảy cũng là một trong các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em khá phổ biến.

Khi bị tiêu chảy, bé sẽ bị mất nước và điện giải, để lâu có thể dẫn đến hôn mê sâu, bất tỉnh. Với những bé bị mất nước nhẹ, bố mẹ có thể điều trị bằng các giải pháp bù nước, điện giải bằng đường uống oresol. Sử dụng nước trái cây, hoa quả không giúp bé cải thiện nhiều trong tình trạng này. Với những bé bị nặng hơn, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. 

5. Táo bón

Táo bón cũng là một trong những bệnh đường ruột mà trẻ em thường mắc. Nếu bé đi đại tiện ít hơn ba lần một tuần, đi đại tiện khó khăn và phân cứng thì rất có thể bé đang bị táo bón. Thông thường, tình trạng táo bón hay xảy ra khi bé bắt đầu chuyển sang ăn dặm, ặn đặc hoặc thay đổi chế độ ăn uống và hoàn cảnh bắt chéo chân, đứng trên ngón chân hoặc siết chặt mông để cố gắng tránh đại tiệnsống. Với những bé mới biết đi, nếu táo bón, bé sẽ thường. Bệnh có thể gây đau bụng, nứt kẽ hậu môn, đi ngoài ra máu và ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và vận động của bé.

Em bé ngồi chơi đồ chơi.
Chế độ ăn ít rau, lười ăn uống nước có thể khiến trẻ bị táo bón.

Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ nên xây dựng cho bé thói quen ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ và uống nước đầy đủ. Bên cạnh đó, thường xuyên cho bé tập thể dục thể thao nhằm kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả, hạn chế tình trạng táo bón. 

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em sẽ không còn là nỗi lo nếu bố mẹ hiểu nguyên nhân và biết cách điều trị cho bé. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ tự tin hơn trong việc chăm sóc, giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận