Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục - Nguyên nhân do đâu?

Thể chất & Dinh dưỡng - 10/04/2020

Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục có thể vì nhiều nguyên nhân. Để tránh lo lắng không cần thiết, bố mẹ cần nắm rõ quá trình phát triển vận động của bé nhé!

Bố mẹ thường lo lắng không biết vì nguyên do gì mà trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục,  đặc biệt là khi thấy các em bé khác không hiếu động như con mình. Tuy nhiên, bố mẹ hãy cứ yên tâm bởi vì mỗi em bé lại có tính khí khác nhau. Để tìm hiểu thêm về việc trẻ sơ sinh hay đạp chân tay, bố mẹ hãy tham khảo bài viết mới nhất dưới đây của ODPHUB nhé! 

Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục có ảnh hưởng gì không?

Trẻ sơ sinh hay đạp chân và khua tay có lẽ là biểu hiện cho thấy bé đang phát triển hoàn toàn bình thường, không có vấn đề gì nghiêm trọng cả. Nếu bé cảm thấy không thoải mái, bố mẹ sẽ thấy bé hay quấy khóc. Bé sơ sinh thường thấy mọi thứ xung quanh mới lạ và hấp dẫn, nên bé thường xuyên di chuyển, nhưng đôi khi những chuyển động của bé lại chẳng vì mục đích gì cụ thể cả.

trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục khi nằm trên giường
Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng đôi khi lại chẳng có lý do gì cả.

Bé sơ sinh sẽ chủ yếu hay vẫy tay và đạp chân, nguyên nhân chính dẫn tới hành động này là do hệ thần kinh của bé phát triển nhanh chóng chỉ trong vài tháng đầu đời.

Nếu trẻ sơ sinh khóc đạp chân tay liên tục, bố mẹ có thể thử quấn kén cho bé. Nhiều bé sơ sinh sẽ thấy an toàn, thoải mái hơn vì bé sẽ cảm nhận được cái ôm ấm áp và chặt như khi bé còn ở trong bụng mẹ.

Trong một số trường hợp, việc trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục và quá mức có thể là do bị co giật hoặc do những vấn đề thần kinh khác. Chính vì vậy, nếu bố mẹ nhận thấy rằng bé có chuyển động bất thường, ví dụ như bị co giật mạnh thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ để khám. 

Quá trình phát triển khả năng vận động của trẻ sơ sinh

Để tránh cảm thấy quá lo lắng khi bé có nhiều thay đổi mới một cách nhanh chóng, đặc biệt là khi thấy trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục, trước hết bố mẹ nên nắm rõ về quá trình phát triển của bé theo từng giai đoạn nhé!

6 tuần đầu tiên

Bé đang dần kiểm soát các cơ bắp của mình. Trong 6 tuần đầu tiên, bé sẽ cần được bố mẹ hỗ trợ để nâng đầu bé lên. Thế nên bố mẹ hãy thao tác cẩn thận để đầu bé không lắc lư. Trong giai đoạn này bố mẹ có thể nhận thấy rằng trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục để thể hiện sự quan tâm đối với hành động xung quanh.

trẻ sơ sinh hay đạp chân tay để thể hiện sự thích thú
Trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục trong giai đoạn này để thể hiện sự thích thú và quan tâm tới những thứ xung quanh đấy bố mẹ ạ!

Bé có thể có những chuyển động giật một cách đột ngột. Do đó, khi bố mẹ đang bế bé, hãy đỡ bé một cách cẩn thận. Khi bé thức dậy, hãy tập cho bé nằm sấp để bé học được cách ngẩng đầu lên và quan sát xung quanh - đây chính là một cách luyện cho cơ thể bé được cứng cáp hơn.

Từ 1,5 đến 3 tháng tuổi 

Bé có thể tự nâng đầu lên do các bó cơ ở cổ bé đang dần chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, lúc này bố mẹ vẫn cần hỗ trợ cho bé. Bên cạnh đó, bé đang cũng đang học cách kiểm soát cơ ở tay và chân bằng hành động nắm và đá những đồ vật xung quanh.

Từ 3 đến 6 tháng tuổi

Ở trong giai đoạn này, bé dần học được cách tự kiểm soát đầu mình. Khi bố mẹ cho bé nằm sấp, bé sẽ học được kỹ năng mới, đó là biết chống tay lên để có thể có tầm nhìn bao quát hơn.

bé chống tay khi nằm sấp
Giai đoạn này bé đã biết chống tay khi nằm sấp để có thể ngẩng cổ cao hơn và quan sát rộng hơn.

Bé có thể bắt đầu học cách lật trong những tháng này. Vì thế hãy luôn để bé ở nơi an toàn, bằng phẳng. Nếu để gối xung quanh, bé sẽ thích được ngồi thẳng dậy. Tuy thế bé sẽ không thể ngồi nếu không có gì xung quanh để dựa vào.

Từ 6 đến 9 tháng tuổi 

Lúc này bé đang học cách để có thể tự ngồi lên mà không cần sự hỗ trợ. Bé cũng đã sẵn sàng để bò bằng cách đẩy chân hoặc lấy khuỷu tay, cẳng tay làm điểm tựa lực để di chuyển người về phía trước.

Lúc này khi bố mẹ đỡ đứng dậy, bé cũng cảm thấy vô cùng thích thú. Bên cạnh đó, bé cũng đang tập kỹ năng lật ngược người lại khi đang nằm sấp.

Từ 9 đến 12 tháng tuổi

Thời điểm này, bé đã có thể bò rồi. Vì vậy, bố mẹ hãy đảm bảo khu vực bé chơi phải đủ an toàn và sạch sẽ để bé tập bò nhé. Bố mẹ cũng có thể thấy sẽ có lúc bé tự kéo mình đứng lên khỏi sàn nhà và dựa vào bàn ghế. Rồi sau đó, bé sẽ đi được từng bước nhờ bám trụ vào các đồ vật cứng cáp ở xung quanh. Do đó, bố mẹ cần lược bỏ đi những đồ nội thất sắc nhọn có thể gây ảnh hưởng cho bé vì lúc này bé đang tập đi và có thể sẽ bị ngã nhiều, sẽ rất nguy hiểm nếu bé va chạm với những thứ có cạnh sắc nhọn.

bé bám vào bàn để tập đi
Thời điểm này bé đang tập đi và hay bám vào đồ vật khác, vì thế bố mẹ hãy loại bỏ những đồ đạc có góc cạnh nhọn sắc nhé!

Thời điểm này, các kỹ năng vận động của bé đã phát triển rất nhanh chóng. Vì ban ngày vận động nhiều, nên trẻ sơ sinh ngủ hay đạp chân tay là điều rất bình thường.

>>>Tham khảo thêm:

Từ 1 đến 2 tuổi 

Trong khoảng thời gian này, bé sẽ học và rèn luyện cách đi đứng mà không cần đến sự hỗ trợ. Cách tốt nhất để bé tập đi là cho bé đi chân không hoặc giày mềm, bố mẹ không nên cho bé tập đi với những đôi giày cứng và không hỗ trợ đôi bàn chân của trẻ, nó sẽ khiến trẻ khó uốn chân theo từng bước đi, dẫn đến dễ bị vấp ngã.

Nếu nhà có cầu thang, bố mẹ hãy luôn ở bên hỗ trợ, giúp đỡ bé tập đi lên từng bậc để đảm bảo an toàn cho bé và tuyệt đối không để bé leo cầu thang khi chỉ có một mình. Bên cạnh đó, bố mẹ cần lắp đặt cổng chắn lối cầu thang, cẩn thận khóa các cửa phòng trong nhà để có thể đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.

Vậy trẻ sơ sinh đạp chân tay liên tục có ảnh hưởng gì xấu đến trẻ không? Câu trả lời là không, chỉ đơn giản là trẻ có thể năng vận động hơn những bé khác, vì vậy bố mẹ đừng vội so sánh và tạo áp lực cho bản thân nhé!

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận