Trẻ hay nháy mắt: nguyên nhân và cách điều trị

Thể chất & Dinh dưỡng - 03/11/2020

Tại sao trẻ hay nháy mắt? Trẻ nháy mắt có nguy hiểm không? Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ ra sao? Hãy cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ thường xuyên nháy mắt là hiện tượng không hiếm gặp, nhưng lại khiến bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ hay nháy mắt có phải là bệnh lý nguy hiểm hay không? 

Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì?

Nháy mắt hay chớp mắt là một phản xạ tự nhiên của đôi mắt khi bị “quá tải”. Lúc này, mắt trẻ sẽ bị khô, từ đó tiết ra nước mắt hoặc khiến cho cơ mi co thắt, làm trẻ nháy mắt liên tục. 

Tình trạng nháy mắt ở trẻ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có:

Các vấn đề về tâm lý

Khi gặp phải các vấn đề về tâm lý, trẻ có thể nháy mắt rất nhiều. Những vấn đề này có thể là:

  • Trẻ tự kỷ, trầm cảm. 
  • Trẻ thường xuyên lo lắng, căng thẳng hoặc áp lực vì nhiều lý do (chẳng hạn như chuyện học hành).
  • Trẻ bị ảnh hưởng bởi trò chơi điện tử, phim ảnh. 

bé hay nháy mắt
Trẻ có thể nháy mắt do mắc bệnh về tâm lý.

Vấn đề về sức khỏe thể chất

Trẻ có thể thường xuyên nháy mắt do:

  • Tiếp xúc với màn hình điện thoại hay máy tính quá lâu.
  • Thiếu ngủ. 
  • Tật khúc xạ (ví dụ như loạn thị, cận thị, viễn thị…).
  • Các bệnh về mắt (như viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc, mỏi điều tiết…).
  • Mắc chứng rối loạn Tic (do trẻ mắc các bệnh về thoái hóa nơ-ron thần kinh, chẳng hạn như hội chứng Wilson, Parkinson, bệnh Huntington…).
  • Gặp bất thường trong não, chấn thương đầu, từng trải qua phẫu thuật vùng đầu, đột quỵ, nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A… 
  • Thiếu máu, dẫn tới suy nhược.
  • Có tổn thương tại dây thần kinh số V, VII.

>>>> Tham khảo thêm: Lác mắt ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại?

Bẩm sinh

Tật nháy mắt ở trẻ cũng có thể do di truyền từ bố mẹ hoặc do mẹ thường xuyên hút thuốc hoặc sử dụng các chất kích thích trong khoảng thời gian mang thai trẻ. 

Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài

Những trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất hoặc các chất gây dị ứng hay bị ngộ độc thuốc cũng có khả năng cao mắc hội chứng rối loạn Tic gây ra nháy mắt.

bé hay chớp mắt liên tục
Môi trường bên ngoài cũng có thể dẫn tới hiện tượng nháy mắt ở trẻ.

Chứng rối loạn Tic để lại những hậu quả gì?

Thông thường, chứng rối loạn Tic chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và thường sẽ tự hết trong khoảng 1 năm. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ, nhưng hội chứng này có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của trẻ nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Cụ thể hơn, trẻ có thể sẽ:

  • Tự ti, thiếu hòa đồng. 
  • Thiếu tập trung và giảm hứng thú trong học tập.
  • Khó ngủ.
  • Chán ăn, bỏ bữa, từ đó duy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. 
  • Chậm phát triển ngôn ngữ. 

Cách điều trị chứng nháy mắt ở trẻ nhỏ

Đa số các trường hợp mắc chứng rối loạn Tic đều có thể tự khỏi theo thời gian mà không cần phải sử dụng đến các biện pháp điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng rối loạn Tic ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ, bố mẹ nên sớm đưa con đi khám để được hỗ trợ kịp thời. 

Lúc này, các bác sĩ có thể tìm hiểu nguyên nhân gây ra chứng nháy mắt, từ đó loại bỏ các tác nhân gây ra chứng này. Ngoài ra, nếu trẻ hay nháy mắt do mắc bệnh tâm lý, bác sĩ có thể dùng đến các biện pháp điều trị cụ thể, ví dụ như: 

Áp dụng liệu pháp đảo ngược hành vi

Với liệu pháp này, bác sĩ sẽ yêu cầu trẻ đứng trước gương và mô phỏng lại hành động nháy mắt của mình. Sau một khoảng thời gian áp dụng liệu pháp này, trẻ sẽ có thể chủ động kiểm soát hành vi của mình, từ đó không còn nháy mắt nữa. 

trẻ hay nháy mắt
Liệu pháp đảo ngược hành vi là một biện pháp được sử dụng để điều trị triệu chứng Tic.

Sử dụng thuốc

Các bác sĩ cũng có thể cho trẻ sử dụng thuốc điều trị rối loạn Tic. Tuy nhiên, loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần cân nhắc và tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định cho trẻ điều trị theo cách này. 

Kích thích não sâu

Trong những trường hợp trẻ không đáp ứng được với các phương pháp điều trị được đề cập phía trên, các bác sĩ sẽ dùng đến biện pháp kích thích não sâu. Lúc này, một thiết bị sẽ được cấy ghép vào trong não để ngăn cản các dẫn truyền bất thường gây ra triệu chứng Tic. 

ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về tình trạng trẻ hay nháy mắt.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt: bố mẹ nên làm gì?

Thể chất & Dinh dưỡng - 24/10/2020

Trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt: bố mẹ nên làm gì?

Diễn ra khá phổ biến nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách xử lý khi thấy trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt.

Trẻ sơ sinh có nên đeo kính râm hay không?

Thể chất & Dinh dưỡng - 16/10/2020

Trẻ sơ sinh có nên đeo kính râm hay không?

Mắt và làn da của trẻ nhỏ thường nhạy cảm, do đó kính râm là phụ kiện rất quan trọng và không thể thiếu đối với trẻ mỗi khi ra ngoài trời, nhất là vào những ngày trời nắng. 

Trẻ bị lên lẹo ở mắt phải làm sao: Cách chăm sóc khi trẻ bị lên lẹo

Thể chất & Dinh dưỡng - 21/08/2020

Trẻ bị lên lẹo ở mắt phải làm sao: Cách chăm sóc khi trẻ bị lên lẹo

Việc trẻ bị lên lẹo ở mắt cho thấy trẻ gặp vấn đề với tuyến lệ. Vậy trẻ bị lên lẹo ở mắt phải làm sao để điều trị hiệu quả?