Lác mắt ở trẻ sơ sinh có đáng lo ngại?
Thể chất & Dinh dưỡng - 30/10/2020
Tuy diễn ra không quá phổ biến nhưng lác mắt ở trẻ sơ sinh vẫn khiến không ít ông bố, bà mẹ cảm thấy lo lắng, không biết làm thế nào?
Trên thực tế, khi mới sinh ra, rất nhiều em nhỏ có dấu hiệu như bị lác do hai mắt phối hợp kém. Theo thời gian, lác mắt ở trẻ sơ sinh sẽ hết và không còn đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài thì bố mẹ không nên bỏ qua những triệu chứng dưới đây.
Nguyên nhân gây lác mắt ở trẻ sơ sinh
Việc lác mắt thường diễn ra khi trẻ mới sinh cho đến 2 tuổi. Hai mắt của trẻ nhỏ thường hoạt động nhịp nhàng, thông qua sự chi phối của các dây thần kinh và các cơ quan chéo báo vào nhãn cầu. Khi sự phối hợp này gặp trục trặc, hai mắt của bé dễ bị mất cân bằng, không còn nhìn cùng một phía nên gây ra hiện tượng lác.
Một số bé mắc các tật về mắt bẩm sinh như: cận thị, viễn thị hay loạn thị cũng đều có nguy cơ bị bệnh lác ngoài hoặc lác trong. Ngoài những yếu tố trên, một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng lác mắt ở trẻ sơ sinh:
- Vùng cơ nhãn cầu có bất thường.
- Trẻ bị tổn thương não hoặc tổn thương thần kinh.
- Mắt trẻ bị nhiễm khuẩn, đục thủy tinh thể, chấn thương, sụp mí,...
- Lác do yếu tố di truyền nếu bố mẹ hoặc người thân trong gia đình mắc phải chứng bệnh này.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt: bố mẹ nên làm gì?
Bệnh mắt lác ở trẻ em hay rơi vào những trường hợp nào?
Những trường hợp trẻ nhỏ dễ bị lác có thể kể đến như:
- Trẻ bị lé từ nhỏ, trong giai đoạn 6 tháng tuổi.
- Lé thứ phát thường xảy ra khi trẻ lớn lên do bệnh lý toàn thân (Basedow, u…), tại mắt (đục thể thủy tinh, bất đồng khúc xạ, bệnh lý đáy mắt..), chấn thương vùng đầu mặt, phẫu thuật các bệnh lý ở mắt (Glaucoma, ấn độn…)
- Trẻ bị tật khúc xạ viễn thị hay cận thi khi đi học.
- Trong gia đình có người bị lé.
Cách điều trị mắt lác ở trẻ sơ sinh
Bệnh lác ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bố mẹ cho trẻ đi khám từ sớm. Tỷ lệ thành công cho việc chữa lác trước năm trẻ 3 tuổi là 92% trong khi 6-8 tuổi chỉ còn 62%. Nếu để lâu, mắt trẻ sẽ thành tật và khả năng phục hồi kém.
Bác sĩ có thể băng kín một bên mắt không bị tật, để giúp bé luyện tập hướng nhìn cho bên mắt còn lại. Hoặc, bác sĩ chỉ định cho bé đeo một loại kính đặc biệt để chỉnh hướng nhìn cho mắt của bé. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thêm một cuộc phẫu thuật nhỏ.
Thông thường để chữa lác cho trẻ, các bác sĩ sẽ bịt bên mắt không bị tật để giúp trẻ luyện tập hướng nhìn cho mắt còn lại. Một số trò chơi như xếp hình, xâu vòng, giúp tăng sự phối hợp tập chung cho cả hai mắt cũng được nhiều bác sĩ sử dụng.
Ngoài ra, trẻ có thể được chỉ định để đeo kính đặc biệt để chỉnh hướng mắt cho trẻ. Nếu cần, các bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc tiểu phẫu để đảm bảo chữa triệt để cho trẻ.
Lưu ý, dù lựa chọn cách chữa nào thì cũng cần có chỉ định của bác sĩ. Bởi tùy tình trạng bệnh, trẻ có thể được bác sĩ yêu cầu bịt mắt bằng thuốc, bằng kính hay bằng miếng vải; bịt thường xuyên hay cách quãng…
Khi nào bố mẹ nên đưa trẻ đi khám
Không phải trường hợp lác mắt ở trẻ sơ sinh nào cũng nguy hiểm nhưng nếu trẻ có những dấu hiệu sau thì bố mẹ cần đưa trẻ để được kiểm tra:
- Trẻ hay nhìn lệch, nhìn nghiêng hoặc quay đầu mới nhìn thấy đồ vật ở bên cạnh
- Mắt trẻ không tập trung vào một món đồ chơi hoặc không có phản ứng với anh anh sáng.
Lác mắt ở trẻ sơ sinh sẽ không đáng lo ngại nếu bố mẹ phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. ODPHUB mong rằng qua bài viết này bố mẹ sẽ tự tin hơn trong việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ nhỏ.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận