Trẻ bị lên lẹo ở mắt phải làm sao: Cách chăm sóc khi trẻ bị lên lẹo
Thể chất & Dinh dưỡng - 21/08/2020
Việc trẻ bị lên lẹo ở mắt cho thấy trẻ gặp vấn đề với tuyến lệ. Vậy trẻ bị lên lẹo ở mắt phải làm sao để điều trị hiệu quả?
Nghịch ngợm và ưu khám phá, trẻ nhỏ rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Đặc biệt, việc thấy trên mí mắt trẻ xuất hiện một vết lẹo đỏ khiến không ít bố mẹ lo lắng không biết nên làm gì. Vậy trẻ bị lên lẹo ở mắt phải làm sao?
Lẹo mắt ở trẻ nhỏ là gì?
Mọc lẹo ở mắt hay còn được gọi chắp mắt là tình trạng có một vết sưng đỏ, gây cảm giác đau, xuất hiện ở mí trên hoặc mí dưới mắt của trẻ. Đôi khi, lẹo có thể xảy ra ở bên trong hoặc bên ngoài mí mắt, ở mép mí hoặc trên lông mi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị lên lẹo ở mắt
Thông thường lẹo thường sẽ hơi giống một cục u cứng và có thể tự biến mất sau một tuần. Nguyên nhân của tình trạng này thường là do:
- Trẻ bị nhiễm trùng tuyến dầu trong mi mắt.
- Trẻ bị lẹo do vi khuẩn gây nhiễm trùng. Staphylococcus aureus là một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất.
Triệu chứng khi trẻ bị lên lẹo
Khi bị lên lẹo ở mắt, trẻ thường sẽ cảm thấy đau đớn và bỏng rát vì những vết sưng thường có mủ. Bên cạnh việc bị đau, trẻ có thể cảm thấy khó chịu do cảm thấy dưới mí mắt có hạt bụi. Trong một số trường hợp, bố mẹ sẽ nhìn thấy chất lỏng màu trắng hoặc vàng chảy ra từ vết lẹo.
>>>Xem thêm: Bé bị đau mắt đỏ: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trẻ bị lên lẹo ở mắt phải làm sao
Trên thực tế, vết lẹo thường sự tự biến mất trong một tuần sau khi vết sưng tự vỡ và chảy mủ ra. Tuy nhiên, để đảm bảo việc hồi phục của trẻ diễn ra nhanh chóng, bố mẹ cần phải chăm sóc và giữ cho đôi mắt của trẻ luôn sạch sẽ thông qua một số cách sau:
- Sử dụng nước nóng
Hằng ngày, bố mẹ ngâm một chiếc khăn sạch trong nước ấm, vắt nước và đặt lên mắt bé. Làm một vài lần mỗi ngày sẽ giúp vết lẹo mềm và mau vỡ. Nhờ thế, mủ sẽ chảy ra và vết lẹo dần biến mắt. Lưu ý không sử dụng nước quá nóng vì khiến trẻ khó chịu và có thể bị bỏng.
- Sử dụng dầu gội dành cho trẻ sơ sinh
Bố mẹ cũng có thể làm sạch đôi mắt của trẻ bằng cách sử dụng một miếng bông sạch nhúng trong dung dịch dầu gội cho trẻ sơ sinh pha loãng. Thông thường, đây đều là những loại dầu gội an toàn vì thành phần dịu nhẹ ở trong đó không làm cay hay tổn thương mắt của trẻ. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng một vài loại thuốc vệ sinh mắt theo chỉ định của bác sĩ.
Cách hạn chế lây lan lẹo mắt ở trẻ
Nếu trẻ bị lên lẹo ở một bên mắt, bố mẹ không dùng khăn đã lau mắt bị bệnh để lau mắt còn lại vì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan từ mắt này sang mắt khác. Bên cạnh đó, đây cũng là bệnh truyền nhiễm nên bố mẹ không nên dùng chung đồ với trẻ cũng như rửa tay thật kỹ sau khi vệ sinh cho con xong.
Mặc dù là bệnh lây lan nhưng mức độ lây không mạnh nếu trẻ tuân thủ một số điểm sau. Bố mẹ thường xuyên rửa tay cho trẻ và cẩn thận không dùng chung khăn của trẻ với những bạn khác ở trường mầm non.
Khi nào nên đến bác sĩ?
Bố mẹ nên đưa trẻ đi viện nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây:
- Nếu trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bị bệnh.
- Nếu trẻ hơn 4 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa trẻ lên viện nếu vết lẹo phủ toàn bộ mi mắt trên hoặc dưới. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ có thể bị viêm tế bào quanh ổ mắt.
- Bố mẹ cũng cần đưa trẻ đến bác sĩ nếu vết chắp không bị vỡ và chảy mủ sau một tuần chườm ướp hoặc trẻ bị xuất hiện thêm nhiều vết lẹo mới ngay sau khi vết lẹo cũ biến mất.
- Nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng, bố mẹ cần đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa mắt để điều trị. Trong trường hợp bị viêm nặng, trẻ có thể sẽ phải dùng kháng sinh.
Trên thực tế, lên lẹo ở mắt hầu như khó phòng ngừa được đặc biệt với trẻ em. Nếu trẻ hay bị, bố mẹ có thể cải thiện tình hình bằng cách rửa mí mắt bằng nước muối sinh lý hằng ngày. ODPHUB mong rằng bố mẹ sẽ không còn lo về việc trẻ bị lên lẹo ở mắt phải làm sao.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận