Trẻ bị viêm họng phải làm sao?

Thể chất & Dinh dưỡng - 25/06/2020

Viêm họng là bệnh xảy ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng lại thường khiến bố mẹ bối rối không biết xử trí như thế nào. Vậy trẻ bị viêm họng phải làm sao? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu nhé! 

Tình trạng viêm họng của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách thì có thể sẽ gây ra những biến chứng nặng nề như viêm tai giữa, viêm hạch mủ, viêm đường hô hấp… Do đó, Trẻ bị viêm họng phải làm sao?” là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ đang nuôi con nhỏ.

Nguyên nhân trẻ bị viêm họng sốt 

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, phổ biến nhất là:

  • Do môi trường sống bên ngoài. Trong trường hợp thời tiết đột ngột thay đổi, mưa nhiều, độ ẩm cao hay không khí xung quanh trẻ có nhiều khói thuốc, bụi bẩn, khói xe, trẻ sẽ rất dễ bị viêm họng.
  • Do virus (cúm, sởi…), vi khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu khuẩn…) hoặc nấm (candida).
  • Do thay đổi chế độ ăn uống: Những trẻ mới cai sữa, chế độ ăn dặm thay đổi hoặc mới đi nhà trẻ và chưa kịp làm quen với môi trường mới cũng có thể bị viêm họng. 

trẻ bị viêm họng nhưng không ho
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng ho nhiều.

Trẻ bị viêm họng sốt cao, bố mẹ phải làm sao?

Khi trẻ bị viêm họng, bố mẹ có thể thấy những biểu hiện ở con như sốt nhẹ hoặc cao, ngạt mũi, sổ mũi, ho, hắt hơi, đau họng. Ban đầu, trẻ thường có triệu chứng ho khan, sau đó là ho có đờm. Khi bị viêm họng sốt, đa số trẻ đều biếng ăn, quấy khóc, khóc ngủ, mệt mỏi, thậm chí nôn và đi ngoài phân lỏng. 

Trong trường hợp trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày, trẻ bị viêm họng cấp, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con tới bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Dưới đây là một vài triệu chứng đáng lo ngại ở trẻ:

  • Sốt cao liên tục, chườm ấm hay dùng thuốc đều không hiệu quả, đôi khi xuất hiện co giật. 
  • Ho nhiều, khó thở, thở gấp và nhanh hơn bình thường. 
  • Chảy mủ ở tai.
  • Nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong một ngày. 
  • Tình trạng bệnh không tiến triển sau 2 ngày điều trị. 

Nếu trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày và không được điều trị kịp thời, bệnh có thể kéo dài lâu hơn (từ 7-10 ngày) và dễ để lại các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm hạch mủ, viêm khớp, viêm cầu thận cấp và đặc biệt nguy hiểm là nhiễm khuẩn huyết. 

>>> Tham khảo thêm: Nhiệt độ của trẻ sơ sinh: Giải đáp “10 vạn câu hỏi” về thân nhiệt của trẻ

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng

Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho trẻ

Trong trường hợp trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ và dịch mũi chưa đặc, bố mẹ có thể nhẹ nhàng lau mũi cho con bằng khăn mềm. Nếu dịch mũi đặc và có nhiều gỉ mũi, bố mẹ nên nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi, sau đó đợi cho nước muối ngấm vào làm mềm gỉ mũi rồi dùng tay nhẹ nhàng day mũi trẻ cho gỉ mũi bong ra. 

Nếu mũi trẻ có quá nhiều dịch đặc, bố mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi cho con theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bố mẹ nên chú ý không lạm dụng phương pháp này vì việc hút mũi cho trẻ quá thường xuyên sẽ có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên lưu ý sử dụng khăn giấy mềm để lau mũi cho trẻ và vứt bỏ ngay, tránh tái sử dụng để hạn chế nguy cơ vi khuẩn, virus còn bám lại trên khăn và tiếp tục gây bệnh cho trẻ.

trẻ bị viêm họng phải làm sao
Bố mẹ nên thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ.

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng của trẻ

"Vậy trẻ bị viêm họng nên ăn gì?" cũng là thắc mắc của không ít các bậc bố mẹ.

Bố mẹ nên cho trẻ ăn những món ăn giàu dinh dưỡng, các món ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu. Đặc biệt, hãy chia các bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Vì khi bị ốm, khẩu vị của trẻ sẽ thất thường, trẻ có xu hướng không muốn ăn, nên bố mẹ cũng không nên ép trẻ phải ăn hết để tránh tạo áp lực cho con.

Đối với trẻ từ 1 tuổi trở lên, bố mẹ hãy cho con uống thật nhiều nước và nước ép hoa quả và có thể áp dụng các cách chữa ho cho trẻ từ những thực phẩm quen thuộc trong gia đình như gừng, mật ong, chanh...

Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ 

Bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh hay các loại thuốc chữa ho khi không có chỉ định từ bác sĩ. Hơn nữa, bố mẹ cũng không nên sử dụng lại đơn thuốc cũ của những lần khám trước. 

trẻ bị viêm họng phải làm sao
Bố mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ uống thuốc mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.

Qua bài viết trên, ODPHUB hy vọng đã đem đến cho bố mẹ câu trả lời hữu ích nhất cho thắc mắc: “Trẻ bị viêm họng phải làm sao?”

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao và những biện pháp điều trị tại nhà

Thể chất & Dinh dưỡng - 19/06/2020

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao và những biện pháp điều trị tại nhà

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao và phòng ngừa thế nào để triệu chứng không tái phát trở lại là điều mà rất nhiều bố mẹ quan tâm hiện nay.

Trẻ hay bị ốm vặt và cách giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ

Thể chất & Dinh dưỡng - 17/06/2020

Trẻ hay bị ốm vặt và cách giúp cải thiện sức khỏe cho trẻ

Ở giai đoạn dưới 3 tuổi, trẻ hay bị ốm vặt và thường xuyên bị đi bị lại khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng không biết phải làm sao.

Bố mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc, và khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 29/08/2019

Bố mẹ nên làm gì khi bé quấy khóc, và khi nào thì cần gặp bác sĩ?

Bé sơ sinh chưa biết nói, nên cách duy nhất để bé giao tiếp và thể hiện nhu cầu là cất tiếng khóc. Nếu hiểu rõ được bé yêu, bố mẹ sẽ có cách xử lý phù hợp, hoặc biết khi nào thì cần hỏi ý...