Trẻ bị sổ mũi phải làm sao và những biện pháp điều trị tại nhà

Thể chất & Dinh dưỡng - 19/06/2020

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao và phòng ngừa thế nào để triệu chứng không tái phát trở lại là điều mà rất nhiều bố mẹ quan tâm hiện nay.

Trẻ nhỏ với sức đề kháng còn non yếu nên rất dễ mắc các bệnh có liên quan tới đường hô hấp trên và gây ra triệu chứng sổ mũi hắt hơi. Nếu bố mẹ không điều trị cho trẻ kịp thời và đúng cách thì có thể khiến bé bị sổ mũi kéo dài, dẫn tới các chứng bệnh nguy hiểm và khó chữa như viêm xoang và viêm phế quản. Vậy trẻ bị sổ mũi phải làm sao?

Bố mẹ hãy tìm hiểu cách điều trị để biết chính xác nên làm gì khi bé bị sổ mũi thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi

Sổ mũi hay chảy nước mũi là hiện tượng dịch mũi được sản sinh tăng cường để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus vào phổi và bị tràn ra khỏi khoang mũi, chảy xuống họng.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, cụ thể như:

  • Trời lạnh, thời tiết thay đổi khiến cho mạch máu trong lỗ mũi bị kích thích và giãn nở, dẫn tới kích thích mũi sản xuất nhiều dịch mũi hơn.
  • Không khí bẩn tạo điều kiện phát triển các vi khuẩn, virus trong niêm mạc mũi, gây bệnh viêm mũi - họng.
  • Trẻ bị cảm lạnh.
  • Trẻ bị dị ứng với phấn hoa, lông động vật.
  • Bé khóc nhiều khiến nước mắt từ tuyến lệ dẫn xuống khoang mũi.

bé bị sổ mũi phải làm sao
Nguyên nhân thường gặp khiến cho trẻ bị sổ mũi đó là bị cảm lạnh.

>>>Tham khảo thêm:

Trẻ bị sổ mũi phải làm sao cho hết?

Khi trẻ bị hắt hơi sổ mũi thì bố mẹ cần chú ý để có thể can thiệp sớm để điều trị dứt điểm, cũng như ngăn chặn nguy cơ phát triển thành các bệnh nguy hiểm hơn như viêm xoang hay viêm phế quản. Vậy khi bé bị sổ mũi phải làm sao?

Bố mẹ cần thực hiện những việc sau để làm giảm tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi của bé:

  • Vệ sinh sạch mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý. Nhỏ mũi bằng nước muối giúp làm loãng dịch nhầy có trong mũi và trẻ có thể hỉ mũi dễ dàng hơn;
  • Cho bé uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, súp hoặc ăn thức ăn dạng lỏng để giúp cho dịch mũi trở nên lỏng hơn cũng như dễ làm sạch hơn. Nếu trẻ vẫn đang bú mẹ thì mẹ nên tránh ăn những món có chứa quá nhiều chất béo hoặc xử lý qua dầu mỡ;
  • Nếu trẻ còn quá nhỏ và không thể tự hỉ mũi thì bố mẹ có thể tiến hành hút mũi cho trẻ bằng các dụng cụ chuyên dụng;
  • Cho trẻ tắm với nước gừng ấm để hơi nước gừng có thể làm ấm mũi bé và làm dịch mũi lỏng hơn, giúp bé dễ dàng xì dịch mũi ra hoặc bố mẹ sẽ dễ dàng thao tác làm sạch bằng các dụng cụ hút mũi chuyên dụng;
  • Day huyệt nghinh hương (hay còn gọi là huyệt xung dương). Huyệt nghinh hương nằm ở ngay 2 bên cánh mũi, phía trên rãnh mũi má, ở cách cánh mũi khoảng 1cm. Bố mẹ nên dùng đầu ngón tay day nhẹ vào huyệt nghinh hương trong vòng 1 - 2 phút sẽ giúp trẻ thông mũi và dễ thở hơn;
  • Massage dầu khuynh diệp hoặc dầu tràm vào lòng bàn chân, ngực và lưng của bé trong vài phút để làm ấm cơ thể;
  • Đeo tất chân cho bé trước khi đi ngủ để giữ ấm;
  • Khi ngủ, bố mẹ hãy đặt cho bé nằm cao đầu hơn một chút để ngắn nước mũi chảy ngược khiến bé ngạt mũi, khó thở.

trẻ em bị sổ mũi phải làm sao; bé bị sổ mũi nên làm gì? Tốt nhất là giữ ấm cơ thể trẻ
Trẻ bị sổ mũi phải làm sao? Khi trẻ bị sổ mũi, bố mẹ nên nhỏ nước muối sinh lý để rửa mũi và cho bé uống nhiều nước để làm loãng dịch mũi, tránh bị nghẹt mũi nhé!

Phòng ngừa triệu chứng hắt hơi sổ mũi cho trẻ

Để phòng ngừa bệnh về đường mũi họng cho trẻ, bố mẹ nên thực hiện những việc sau:

  • Giữ cho cơ thể bé được ấm áp, đặc biệt là vùng mũi họng và chân tay trẻ trong mùa lạnh.
  • Giữ không khí trong phòng sạch sẽ, khô thoáng.
  • Tránh để bé tiếp xúc với các nguyên nhân gây dị ứng như phấn hoa, khói thuốc lá, đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh khói bụi khí thải và bụi mịn từ phương tiện giao thông.
  • Khuyến khích trẻ năng vận động, tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, chống lại bệnh tật.

ODPHUB mong rằng những hướng dẫn trên có thể giải đáp được thắc mắc “trẻ bị sổ mũi phải làm sao?” và giúp bố mẹ điều trị triệu chứng hắt hơi sổ mũi cho trẻ hiệu quả. Nếu triệu chứng vẫn kéo dài thì bố mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp nhé!

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ: Bố mẹ nên làm gì để trẻ nhanh khỏi ốm

Thể chất & Dinh dưỡng - 18/06/2020

Sốt viêm họng ở trẻ nhỏ: Bố mẹ nên làm gì để trẻ nhanh khỏi ốm

Thời tiết thay đổi khiến tình trạng sốt viêm họng ở trẻ nhỏ diễn ra khá phổ biến. Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ gặp phải tình trạng này?

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở?

Thể chất & Dinh dưỡng - 07/05/2020

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở sẽ rất khó chịu và nếu tình trạng kéo dài có thể khiến bệnh tiến triển xấu. Vậy bố mẹ nên làm gì để giúp trẻ dễ thở hơn?

 Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Chăm sóc và phòng ngừa như thế nào?

Thể chất & Dinh dưỡng - 28/04/2020

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: Chăm sóc và phòng ngừa như thế nào?

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể xuất hiện vì nhiều nguyên do, nếu không được chữa trị kịp thời và dứt điểm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.