Trẻ bị đái rắt phải làm sao: Phân biệt nguyên nhân và chăm sóc phù hợp
Thể chất & Dinh dưỡng - 28/08/2020
Đái rắt có thể gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới trẻ, vậy trẻ bị đái rắt phải làm sao? Bố mẹ hãy nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nhé!
Trẻ bị đái rắt (hay còn gọi là đái són) là hiện tượng thường gặp ở trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 9. Thông thường, bé bị đái rắt có thể tự khỏi sau một vài ngày, tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan vì đái rắt cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như hẹp bao quy đầu, viêm đường tiết niệu,... Vậy trẻ bị đái rắt phải làm sao? Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu với ODPHUB nhé!
Nguyên nhân khiến trẻ bị đái rắt
Bệnh đái rắt có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý và lịch sinh hoạt của trẻ. Nếu tình trạng bé bị tiểu rắt kéo dài thì có thể gây nguy hại đến khả năng tăng trưởng và phát triển của bé. Thế nên việc phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời là điều rất quan trọng.
Bệnh đái rắt ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt của trẻ khi trẻ liên tục đòi đi vệ sinh, nếu tình trạng kéo dài sẽ gây hại đến tăng trưởng và phát triển của trẻ. Do đó, khi phát hiện trẻ bị tiểu rắt, phụ huynh cần có phương hướng điều trị bệnh sớm.
Trẻ bị đái rắt có thể là do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý gây nên, để phân biệt được 2 dạng này bố mẹ nên lưu ý một số đặc điểm dưới đây:
Nguyên nhân từ sinh lý
Trẻ bị đái rắt có thể là do một số hiện tượng sinh lý bình thường gây nên, cụ thể như sau:
- Trẻ uống nhiều nước, sữa hay ăn nhiều món ăn dạng lỏng như cháo, canh, súp,...sẽ dẫn đến đi tiểu nhiều lần;
- Một số trẻ thường uống nước và sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ, dẫn tới hiện tượng tiểu đêm nhiều lần;
Nếu trẻ bị đái rắt do các nguyên nhân về sinh lý ý thì bố mẹ không cần quá lo lắng bởi vì đây là những hiện tượng bình thường. Thế nên bệnh của trẻ cũng có thể tự khỏi sau một vài ngày, khi lịch sinh hoạt được điều chỉnh hợp lý hơn.
Nguyên nhân do bệnh lý
Trẻ có thể bị đái rắt do một số bệnh lý như viêm bao quy đầu, hẹp bao quy đầu, hay viêm bàng quang, đặc biệt là khi tình trạng đái rắt kéo dài kèm theo một số hiện tượng như:
- Chán ăn, mệt mỏi, hay quấy khóc;
- Đi tiểu không hết nước;
- Trẻ phải rặn tiểu;
- Lỗ niệu đạo bị sưng đỏ và có mủ.
Bệnh lý thường gây ra hiện tượng tiểu rắt ở các bé gái là viêm đường tiết niệu, còn các bé trai thường do bao quy đầu dài hoặc bé bị hẹp bao quy đầu.
Bệnh đái rắt có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi. Chính vì thế nên đối với những trẻ chưa biết nói, chưa thể giải thích về những cơn đau trẻ đang gặp phải thì bố mẹ cần đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu, biểu hiện của trẻ để có thể phát hiện bệnh sớm và cho con đi khám chữa kịp thời.
>>>Tham khảo thêm:
- Bé bị hẹp bao quy đầu: Bố mẹ phải làm sao?
- Chăm sóc trẻ sau khi cắt bao quy đầu an toàn và không đau đớn
Trẻ bị đái rắt phải làm sao?
Đối với những trẻ bị đái rắt do nguyên nhân sinh lý thì bố mẹ nên thực hiện một số cách sau để làm giảm tình trạng đái rắt của trẻ:
- Hạn chế cho trẻ mặc bỉm cả ngày;
- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục của trẻ sau mỗi lần đi vệ sinh, đặc biệt là với bé gái;
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: tăng cường ăn rau xanh, hoa quả,...;
Bố mẹ cần cho trẻ đi khám trong các trường hợp sau:
- Trẻ bị đái rắt do nguyên nhân bệnh lý;
- Trẻ bị đái rắt kéo dài lâu ngày;
- Trẻ đái rắt kèm theo ốm sốt, mệt mỏi;
- Trẻ khóc mỗi khi đi tiểu.
ODPHUB hy vọng rằng thông tin trong bài viết này có thể giúp bố mẹ biết được khi trẻ bị đái rắt phải làm sao để làm giảm tình trạng của trẻ cũng như giúp trẻ điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và nếp sinh hoạt của trẻ.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận