Trẻ bị bỏng phải làm sao và những điều bố mẹ cần lưu ý khi

Thể chất & Dinh dưỡng - 12/10/2020

Trẻ nhỏ thường khá nghịch ngợm nên rất dễ bị thương hoặc bị bỏng. Vậy trẻ bị bỏng phải làm sao?

Trong lúc chăm sóc con trẻ, đôi khi chỉ vì một chút sơ sảy, trẻ có thể bị thương hoặc bị bỏng. Khi nhìn thấy vậy, bố mẹ và những người chăm sóc cảm thấy hoang mang không biết trẻ bị bỏng bôi thuốc gì hay chăm sóc ra sao. Vậy trẻ bị bỏng phải làm sao và xử lý khi trẻ bị bỏng thế nào cho hiệu quả? 

Đánh giá độ sâu vết bỏng

Không phải em bé bị bỏng nào cũng sẽ giống nhau, tùy vào mức độ sâu của vết bỏng sẽ có mức độ khác nhau bao gồm:

Bỏng độ 1

Ở mức độ này, trẻ thường sẽ có những biểu hiện như sau: 

  • Da đỏ lên, không có phỏng nước.
  • Chỉ lớp da ở nông nhất bị ảnh hưởng.
  • Vết bỏng lành nhanh, không để lại sẹo.

Mức độ bỏng này thường nhẹ và có thể tự khỏi sau 3 – 5 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Thông thường, bỏng độ 1 không gây ra phỏng rộp và sẹo.

Rất nhiều bố mẹ hoang mang không biết trẻ bị bỏng phải làm sao?
Rất nhiều bố mẹ hoang mang không biết trẻ bị bỏng phải làm sao?

Bỏng độ 2

Bỏng độ 2 thường xảy ra khi da trẻ bị tổn thương do nhiệt, hóa chất, phóng xạ, điện và ma sát. Loại bỏng này còn được gọi là bỏng dày khu trú và thường được chia làm hai dạng dựa theo độ sâu của bỏng: 

  • Bỏng dày khu trú ở bề mặt: Loại bỏng này thường gây tổn thương lớp da thứ nhất và thứ hai. Nguyên nhân chính dẫn đến loại bỏng này là do nước nóng hoặc vật nóng. Thông thường, da xung quanh vết bỏng trắng khi lấy ngón tay ấn vào rồi trở lại đỏ. Vết bỏng có thể ẩm, đau với vết phỏng rộp và sưng kéo dài ít nhất 48 giờ.
  • Bỏng dày sâu: loại này thường gây tổn thương ở lớp sâu của da, là những vùng trắng xen lẫn đỏ. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng bỏng dày sâu là do tiếp xúc với dầu, mỡ, nước súp, chất lỏng của lò vi sóng nóng. Loại bỏng này không đau nhưng gây nhạy cảm với áp lực. Khi ấn vào, da có lốm đốm trắng, hơi giống sáp ở một số khu vực nên vùng da đó khá và ẩm nhẹ. Bỏng này rất dễ gây nhiễm trùng. 

Thông thường, bỏng độ 2 sẽ mất vài ngày trước khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng ở ngoài da. Chính vì thế, việc xử lý bỏng độ 2 cần phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tháng tuổi và sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, khi trẻ bị bỏng độ 2, sau khi chữ xong sẽ vẫn còn sẹo. 

Em bé bị thương.
Bỏng độ 2 thường gây ra sẹo ở trẻ nhỏ.

Bỏng độ 3

Đây là mức độ bỏng nặng nhất, gây đau đớn và ảnh hưởng tới tất cả cá lớp trên da trẻ. Đôi khi, lớp mỡ, cơ và xương cũng có thể bị ảnh hưởng. Những khu vực bị bỏng thường xuất hiện chấm hồng đen, khô. Bên cạnh đó, bỏng nặng độ 3 thường ảnh hưởng đến phổi do hít phải khói CO trong lúc bị lửa cháy. Trẻ bị bỏng thường sẽ:

  • Bị hủy hoại toàn bộ bề dày của da. Da không có bóng nước vì lớp trên cùng của da đã bị hủy.
  • Có vùng da bỏng bị cháy sém hoặc có màu trắng. Bỏng có thể sâu tới cơ và xương.
  • Bị để lại sẹo dù có được điều trị đúng. 

Xem thêm: 

Trẻ bị bỏng phải làm sao?

Thông thường bố mẹ nên đưa trẻ đi khám nếu rơi vào những trường hợp sau:

  • Bỏng lan rộng ở một phần cơ thể ví dụ như: bỏng toàn bộ lưng, hoặc ngực và bụng, hoặc bỏng toàn bộ một chi. Loại bỏng này rất nguy hiểm vì khiến trẻ đau đớn và bị mất nước.
  • Bỏng ở mặt.
  • Bỏng độ 2 trở lên.

Vậy bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị bỏng?

Bỏng độ 1

Trẻ bị bỏng nhẹ phải làm sao là điều khiến nhiều bố mẹ băn khoăn. Tuy nhiên, với mức độ 1 này, bố mẹ chỉ cần dùng lô hội để điều chị. Sử dụng gel lô hội (loại hàm lượng 100%) bôi lên vết bỏng mỗi ngày hoặc lấy lá lô hội cắt từng đoạn rồi xé mỏng áp vào da đều mang lại hiệu quả. 

Em bé bị bỏng.
Ở mức độ bỏng nhẹ, bố mẹ có thể dùng lô hội để giảm sưng tấy cho vết bỏng.

Bỏng độ 2

Nếu trẻ bị bỏng độ hai, điều đầu tiên bố mẹ cần làm đó là đưa trẻ đi viện để được hướng dẫn cách điều trị. Dưới đây là một số cách điều trị tại nhà bố mẹ có thể áp dụng. Tuy nhiên, dù làm bất kỳ phương pháp nào cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ:

  • Tráng vết bỏng bằng nước muối sinh lý 2 lần một ngày, giúp tẩy rửa vi trùng khỏi bề mặt vết thương.
  • Hong khô vết bỏng bằng kem silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene), giúp vết thương nhanh lành. Lưu ý, bố mẹ nên bôi kem bằng dụng cụ vô trùng như que đè lưỡi mua ở các hiệu thuốc. Bên cạnh đó, để biết kem bôi cho trẻ đã đủ dùng hay chưa thì bố mẹ hãy quan sát trong mỗi lần thay bằng, nếu thấy toàn bộ kem bôi lần trước đã thấm vào băng, không còn đọng lại trên bề thì nghĩa là chưa đủ.
  • Băng vết bỏng bằng gạc vô trùng: Bố mẹ nên sử dụng băng tulle gras để việc băng bó của trẻ được dễ dàng hơn vì băng được làm từ chất liệu đặc biệt, được tẩm thuốc và không bám dính vào bề mặt vết thương. Bố mẹ đặt một tấm băng lên lớp kem trước khi đắp băng gạc bằng vải. Trong trường hợp vết thương tiết dịch nhiều, bố mẹ có thể lót thêm một lớp bông trên lớp gạc vải. Thứ tự từ ngoài vào trong lần lượt là kem kháng khuẩn, gạc tull gras, gạc vô trùng, bông và cuối cùng là băng chun.
  • Thực hiện bài tập kéo căng da: Bố mẹ nên tập kéo căng da cho trẻ khoảng 10 lần mỗi ngày, mỗi lần một phút để phòng ngừa vết bỏng co rút và hạn chế vận động sau này. Điều này giúp ngăn ngừa sự co rút vết bỏng gây khó khăn cho vận động sau này do khi da bị bỏng, phần da lành xung quanh bắt đầu co cụm lại, o ép vùng da bị bỏng. 
  • Khi phần da bị bỏng bong ra, có thể nhìn thấy một lớp da mới màu đỏ nằm ở dưới. Lớp da này sẽ dần chuyển sang màu hồng. Khi này bạn có thể ngừng bôi thuốc và không phải băng vết thương nữa.
  • Kết hợp uống vitamin (sinh tố): Vitamin C và vitamin E đều là những khoáng chất giúp da trẻ nhanh lành sau khi bị bỏng. Bố mẹ nên bổ sung cho con uống hằng ngày để bệnh mau khỏi. 

Bố mẹ thực hiện bài tập kéo căng da.
Bố mẹ nên thực hiện các bài tập kéo căng da cho trẻ.

Bỏng độ 3

Bỏng độ 3 ở trẻ em là bệnh lý hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong. Da trẻ thường chưa đạt được độ dày như của người lớn nên bị bỏng nhanh hơn. Chỉ cần 5 giây với nước nóng 60 độ có thể khiến bé bị bỏng độ 3. Chính vì thế, khi trẻ bị bỏng độ 3, bố mẹ nên đưa trẻ đi viện ngay lập tức, không được điều trị ở nhà.

Trẻ bị bỏng là điều đáng tiếc không ai muốn xảy ra tuy nhiên nếu chẳng may trẻ có bị, bố mẹ phải thật bình tĩnh để xử lý tình huống. ODPHUB mong rằng qua bài viết này bố mẹ đã biết trẻ bị bỏng phải làm sao và tự tin hơn trong quá trình chăm sóc trẻ.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em và cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn

Thể chất & Dinh dưỡng - 28/09/2020

Bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em và cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn

Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh ăn mòn chân răng ở trẻ em? Cách khắc phục răng sữa bị mòn là gì? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu nhé!

Triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em bố mẹ không nên bỏ qua

Thể chất & Dinh dưỡng - 24/08/2020

Triệu chứng bệnh thuỷ đậu ở trẻ em bố mẹ không nên bỏ qua

Thủy đậu tuy là một bệnh khá phổ biến với trẻ nhỏ nhưng vẫn có nhiều triệu chứng bệnh thủy đậu ở trẻ em mà bố mẹ dễ bỏ qua.

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Thể chất & Dinh dưỡng - 27/07/2020

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh là gì? Bố mẹ nên làm gì để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ sơ sinh mắc các bệnh ngoài da?