Bé bị bỏng pô xe máy: Xử lý vết thương sao cho đúng?
Thể chất & Dinh dưỡng - 07/09/2020
Bố mẹ cần xử lý cũng như chăm sóc vết thương đúng cách khi bé bị bỏng bô xe máy để giúp vết thương mau lành và không để lại sẹo.
Bỏng bô xe máy là tai nạn mà bé dễ gặp phải khi vui chơi, hoặc không may tiếp xúc phải bô khi ở gần xe máy. Các bé bị bỏng bô xe máy dễ hoảng sợ, thế nên bố mẹ cần trang bị đủ kiến thức sơ cứu để có thể xử lý tình huống kịp thời và không để lại hậu quả nào nghiêm trọng.
Để tránh những đau đớn kéo dài cho trẻ, cũng như giúp vết thương chóng lành và hạn chế được sẹo xấu, bố mẹ hãy tham khảo các cách xử lý tình huống khi trẻ em bị bỏng bô xe máy cũng như cách phục hồi da sau bỏng cho trẻ trong bài viết dưới đây của ODPHUB nhé!
Xử lý thế nào khi trẻ bị bỏng bô?
Cơn đau do bỏng bô đối với người lớn có thể ở mức chịu đựng được, nhưng đối với trẻ nhỏ thì khác.
Làn da của trẻ em rất nhạy cảm, vì thế chỉ cần tác động rất nhỏ thôi cũng có thể khiến da bé kích ứng, thế nên khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trên bề mặt bô, vết bỏng sẽ nhanh chóng đỏ rát và gây nhiều đau đớn cho trẻ. Và cũng chính vì da của trẻ mỏng manh hơn người lớn, thế nên vết thương cũng sẽ lâu lành hơn.
Bỏng bô là dạng bỏng khó điều trị nếu không biết cách xử lý, vết bỏng thường là bỏng sâu do nhiệt độ của pô xe rất lớn.
Vậy bố mẹ nên xử lý thế nào khi bé bị bỏng bô xe máy? Bố mẹ hãy tham khảo các cách dưới đây nhé:
- Nhanh chóng rửa hoặc ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh sạch, giúp làm mát tức thì, đồng thời khiến cho nhiệt bỏng không đi sâu xuống lớp da thịt, giúp quá trình hồi phục không kéo dài quá lâu cũng như để lại sẹo xấu. Bố mẹ lưu ý chỉ nên ngâm vùng da bị bỏng trong nước lạnh hoặc chườm đá trong khoảng từ 15 – 20 phút. Việc ngâm, chườm lạnh quá lâu có thể sẽ làm vết thương bị hoại tử.
- Sau khi thực hiện hạ nhiệt vết bỏng, bố mẹ sử dụng dung dịch Povidine 10% (nước chứa Iot) hoặc nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) để vệ sinh vết thương cho trẻ. Tuyệt đối không sử dụng nước oxy già, cồn y tế hoặc thuốc đỏ - tính sát khuẩn của các loại dung dịch này quá cao, có thể gây chết mô hạt và để lại sẹo.
Trẻ bị bỏng bôi thuốc gì?
Một số loại thuốc Tây y như Xethanol hoặc dầu mù u có tác dụng chữa trị vết bỏng pô, giúp kháng khuẩn và giảm đau tốt và có thể bôi trực tiếp vào vết thương. Tốt nhất, trong 2 – 3 ngày đầu sau khi trẻ bị bỏng thì bố mẹ chỉ nên bôi dầu mù u hoặc Xethanol để hạn chế sẹo cho trẻ.
>>>Tham khảo thêm: Những bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh
Một số chú ý khi chăm sóc vết bỏng sau khi sơ cứu cho trẻ
Bố mẹ nên bình tĩnh khi gặp những hiện tượng dưới đây sau khi sơ cứu vết bỏng cho trẻ:
- Bọng nước: Vết bỏng của trẻ có thể xuất hiện bọng nước, đây là quá trình phản ứng hoàn toàn bình thường khi làn da bị tổn thương do tác động của nhiệt độ cao (nhất là vết bỏng từ cấp độ 2 trở lên). Bố mẹ tuyệt đối không được tự làm vỡ bọng nước của bé, đồng thời cũng phải dặn dò bé điều tương tự không đụng chạm vào vết thương này.
- Vỡ bọng nước: Khi bọng nước vỡ, bố mẹ cần sát trùng thường xuyên và băng vết thương, tránh để vết bỏng bị nhiễm trùng, nhờ đó, vết bỏng có thể tự lành sau 1 thời gian và không để lại sẹo.
- Nếu trẻ bị bỏng pô nặng, vết thương lớn và sâu thì bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ khám, đánh giá mức độ bỏng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách chữa sẹo bỏng pô xe máy cho trẻ hiệu quả nhanh chóng
Bé bị bỏng bô xe máy và có sẹo thì bố mẹ cần kiên trì để điều trị, vì sẹo bỏng pô rất lâu liền lại. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tái tạo da, trị sẹo đang có trên thị trường, bố mẹ có thể sử dụng thêm các loại thảo dược tự nhiên để giúp đẩy nhanh quá trình xóa sẹo cho trẻ:
- Nghệ: Khi vết bỏng của trẻ lên da non, bố mẹ chỉ cần vệ sinh sạch vết bỏng rồi thoa một lớp nghệ mỏng, từ 2-3 lần/ngày. Bố mẹ không nên bôi nghệ quá dày để đạt được hiệu quả làm mờ sẹo tốt nhất. Nếu bố mẹ không muốn da trẻ bị bám màu vàng của nghệ tươi thì có thể sử dụng bột tinh nghệ trộn với nước ép gừng tươi, sau đó đắp lên vết thâm rồi rửa sạch.
- Gừng: Gừng có tác dụng ức chế quá trình lão hóa của da, đồng thời có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vết sẹo bỏng pô xe máy. Bố mẹ có thể cắt gừng thành từng lát mỏng rồi đắp lên vùng da bị sẹo trong vòng 3 – 5 phút, và đắp 3 lần/ngày.
- Hành tây: Bố mẹ có thể đắp trực tiếp hành tây tươi hoặc ép thành nước cốt để thoa lên vùng da bị sẹo của trẻ.
ODPHUB hy vọng rằng, những thông tin tham khảo trong bài viết này sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng ứng biến nếu không may bé bị bỏng bô xe máy, để từ đó có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm cũng như giúp vết bỏng mau lành, không để lại sẹo xấu trên làn da mỏng manh của con trẻ.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận