Thói quen cho con ăn rong có hại hay không?!

Thể chất & Dinh dưỡng - 22/07/2020

Nhiều gia đình vẫn còn thắc mắc “cho con ăn rong có hại hay không?” cho thấy rằng không phải ai cũng biết tới ảnh hưởng xấu của việc ăn rong đến sức khỏe của trẻ.

Có lẽ hình ảnh ông bà bế cháu ra đường vừa đi thong dong vừa ăn cháo bột, hay bà cùng mẹ bé vật lộn vừa nịnh bé, vừa đi khắp nơi chỉ tay khắp hướng chắc không còn xa lạ gì. Việc cho con cháu ăn rong có lẽ đã trở thành thói quen của rất nhiều bậc cha mẹ, tuy nhiên không phải ai cũng biết cho con ăn rong có hại hay không, mà chỉ quan tâm con có chịu ăn và ăn nhiều hay không.

Tuy nhiên tác hại của việc cho trẻ ăn rong là một hệ lụy luẩn quẩn kéo dài nếu bố mẹ không sớm nhận ra và thay đổi.

Hậu quả khi cho trẻ ăn rong

Khi ăn rong đã trở thành thói quen thì sức ăn và thái độ của trẻ trước đồ ăn cũng bị lệ thuộc vào việc này. Bên cạnh đó ăn rong cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề, cụ thể như:

  • Nếu bố mẹ hoặc ông bà không cho trẻ ra ngoài ăn, hoặc không thể làm trò vui cho trẻ vì nhiều lý do khác nhau, trẻ sẽ từ chối thức ăn.
  • Việc ăn rong kéo dài khiến cơ thể trẻ dễ sinh bệnh tật như tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa, không hấp thụ tốt dinh dưỡng, chậm lớn, hoặc có thể mắc bệnh chân tay miệng.

Khi bố mẹ hoặc ông bà cho trẻ đi ăn rong, dùng ngoại cảnh bên ngoài để tác động đến trẻ, khiến trẻ mất tập trung vào bữa ăn của mình để dễ dàng cho trẻ ăn một cách thụ động.

tác hại của việc cho trẻ ăn rong
Nhiều gia đình cho con ăn rong vì cảm thấy trẻ ăn dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, khi trẻ ăn thụ động thì não bộ của trẻ không truyền tín hiệu chỉ huy hệ tiêu hóa hoạt động một cách chủ động, khiến quá trình điều tiết men tiêu hóa, sự co bóp của dạ dày đều diễn ra một cách miễn cưỡng. Từ đó, cơ thể trẻ không thể hấp thu được hết các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, cũng như không tiêu hóa được thức ăn và ảnh hưởng vô cùng xấu tới hệ tiêu hóa.

Đồng thời, khi đi ăn rong ở bên ngoài, trẻ sẽ “có cơ hội” được tiếp xúc với vô vàn các loại vi khuẩn, vi trùng, với khói xe và bụi mịn. Tất cả những mối nguy hiểm này ẩn mình dưới vỏ bọc vô cùng nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn thấy được, và chúng có thể bám vào đồ ăn của bé, từ đó đi thẳng vào cơ thể, gây nên muôn loại bệnh tật. Chưa kể, đi ăn rong trong một khoảng thời gian quá dài khiến cho đồ ăn trở nên nguội lạnh, vượt xa khỏi giới hạn tươi ngon của món ăn sẽ càng khiến cho việc làm này trở nên vô ích.

>>>Tham khảo thêm: Rèn nết ăn uống cho trẻ thế nào để trẻ lớn khôn, trưởng thành

Tại sao nhiều gia đình có thói quen cho trẻ ăn rong?

Có rất nhiều lý do dẫn tới hành động này, trong đó chủ yếu là:

  • Vì chưa tìm hiểu kiến thức về cách tạo lập thói quen ăn uống lành mạnh cho bé, cũng như chưa tạo được cho bé cảm hứng, niềm vui khi ăn uống.
  • Vì vội vàng muốn con cháu phải ăn được nhiều thức ăn trong thời gian ngắn và chưa tìm hiểu về hậu quả từ hành động này.
  • Vì ngôn ngữ của bé còn hạn chế nên không thể hiện hết được những nỗi đau trên cơ thể nên ông bà, bố mẹ chưa nhận thức được rõ ràng hậu quả.

"Để con được đói" - bỏ thói ăn rong

Với những trẻ chưa có thói quen ăn rong thì bố mẹ cần thống nhất với các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là với trẻ về quy tắc ăn uống. Đó là cho trẻ ngồi vào ghế ngay ngắn khi ăn uống và tuyệt đối không cho trẻ ăn rong từ khi bắt đầu quá trình ăn dặm.

Với những trẻ đã quen với việc đi ăn rong, thì bố mẹ có thể điều chỉnh lại thái độ và thói quen ăn uống của con bằng quy tắc “Để con được đói”. Phương pháp này cần tuân thủ nghiêm các quy tắc:

  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn rong;
  • Cho trẻ ngồi vào ghế ăn;
  • Nếu trẻ đòi đi ăn rong hoặc từ chối đồ ăn thì kết thúc bữa ăn.

không nên cho trẻ ăn rong
Hãy cứng rắn và tuyệt đối không cho trẻ ăn rong.

6 bước thực hiện phương pháp “Để con được đói”

“Để con được đói” không phải là bỏ đói con, hành hạ con, mà là tôn trọng quyền lựa chọn của con, đồng thời dạy cho con cách trân trọng đồ ăn của mình. Để thực hiện phương pháp này, bố mẹ và ông bà cần thống nhất với nhau và thực hiện nghiêm túc đủ 6 bước sau đây:

  1. Đầu tiên cần xác định vấn đề của trẻ xem liệu có phải là trẻ đòi đi ăn rong thì mới chịu ăn hay không?
  2. Nếu đúng như vậy thì khi đến bữa ăn đầu tiên, bố mẹ không đáp ứng việc đòi đi ăn rong, và trẻ sẽ không ăn. Bố mẹ sẽ tôn trọng quyết định này của con.
  3. Cắt hoàn toàn các bữa phụ của bé như sữa, đồ ăn vặt,... và chỉ tập trung ăn các bữa chính.
  4. Tới bữa chính tiếp theo, bố mẹ tiếp tục cho trẻ ăn và tuyệt đối không cho trẻ đi ăn rong. Lúc này, có thể trẻ sẽ tiếp tục không hợp tác và không ăn. Phản ứng này không có vấn đề gì cả và bố mẹ tiếp tục tôn trọng quyết định này của trẻ.
  5. Buổi tối trước khi đi ngủ, bố mẹ kiểm tra xem trẻ có dấu hiệu bị đói lả hay không. Nếu trẻ có hiện tượng đói lả người thì bố mẹ có thể cho trẻ uống sữa. Nếu trẻ không có biểu hiện lạ thì không sao cả, bố mẹ có thể cho trẻ đi ngủ như lịch sinh hoạt bình thường.
  6. Sẽ không có đứa trẻ nào chịu đói quá 48h, mà khi con cảm thấy đói thì sẽ lập tức đòi ăn. Đến bữa chính, trẻ có thể ăn được một ít và lại mè nheo đòi ăn rong hoặc không hợp tác, đòi bỏ ăn thì bố mẹ tiếp tục kết thúc bữa ăn. Chỉ cần kiên trì thực hiện thì mỗi ngày lượng đồ ăn mà con chủ động ăn sẽ tăng dần lên mà không cần phải đi ăn rong.

thực trạng cho trẻ ăn rong
Ăn rong sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Để sửa được hoàn toàn thói quen xấu này cho trẻ thì bố mẹ cần thực hiện phương pháp kiên trì ít nhất trong vòng 3 - 4 tuần để có được kết quả tốt nhất. Việc này cũng sẽ dạy con cách tôn trọng đồ ăn cũng như bữa ăn cùng gia đình. Sau khi nhận thấy lượng thức ăn trẻ chủ động ăn tăng lên và thói quen ăn uống cũng thay đổi theo chiều hướng tốt thì bố mẹ có thể dần bổ sung lại các bữa phụ cho trẻ để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ.

ODPHUB mong rằng bài viết trên có thể đem lại câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi “cho con ăn rong có hại hay không?” của nhiều bố mẹ, và hy vọng rằng gia đình có thể thay đổi được thói quen này càng sớm càng tốt để tránh gây ảnh hưởng xấu về lâu dài đến cơ thể và sức khỏe của trẻ.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Cách giúp bé giảm cân khỏe mạnh và khoa học bố mẹ nào cũng cần biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 17/07/2020

Cách giúp bé giảm cân khỏe mạnh và khoa học bố mẹ nào cũng cần biết

Thừa cân, béo phì là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ, khiến các bố mẹ đau đầu. Vậy đâu là cách giúp bé giảm cân khỏe mạnh và khoa học?

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ với 3 phương pháp phổ biến nhất?

Thể chất & Dinh dưỡng - 15/07/2020

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ với 3 phương pháp phổ biến nhất?

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ? - Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ bỉm sữa băn khoăn mỗi khi bắt đầu quá trình cho bé ăn dặm.

Cách dạy trẻ cách cầm đũa dễ dàng không phải bố mẹ nào cũng biết

Trí não & Nhận thức - 14/07/2020

Cách dạy trẻ cách cầm đũa dễ dàng không phải bố mẹ nào cũng biết

Khi trẻ đã lớn và có thể dùng đũa trong bữa ăn, bố mẹ nên dạy trẻ cách cầm đũa ra sao cho hiệu quả? Bố mẹ tham khảo bài viết sau của ODPHUB nhé!