Cách giúp bé giảm cân khỏe mạnh và khoa học bố mẹ nào cũng cần biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 17/07/2020

Thừa cân, béo phì là tình trạng phổ biến ở nhiều trẻ nhỏ, khiến các bố mẹ đau đầu. Vậy đâu là cách giúp bé giảm cân khỏe mạnh và khoa học?

Sự phát triển của thức ăn nhanh khiến tỷ lệ trẻ em bị thừa cân, béo phì tại Việt Nam ngày càng tăng cao, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số cách giúp bé giảm cân khỏe mạnh. 

Nói chuyện với bé về vấn đề cân nặng thế nào

Khi bé thừa cân, cách nói chuyện của bố mẹ với bé về vấn đề này rất quan trọng. Béo phì thường khiến bé tự ti và quên đi giá trị thật sự của bản thân. Chính vì thế, để bé có thể tập trung vào việc giảm cân hiệu quả, bố mẹ cần nói đến tầm quan trọng của việc giảm cân đối với sức khỏe và ngoại hình. 

Với những bé nhỏ hơn, bố mẹ cần tạo một môi trường lành mạnh, tốt cho sức khỏe của bé bằng cách:

  • Làm gương trong việc vận động và ăn uống lành mạnh.
  • Cho bé ăn những món ăn tốt cho sức khỏe vào bữa phụ.
  • Hạn chế xem tivi.
  • Lôi kéo cả nhà vào các hoạt động thể chất thú vị.
  • Tạo dựng hình tượng về cơ thể cho bé.

Cách giúp bé giảm cân tốt nhất chính là bản thân bố mẹ phải tạo ra một môi trường lành mạnh cho bé.
Cách giúp bé giảm cân tốt nhất chính là bản thân bố mẹ phải tạo ra một môi trường lành mạnh cho bé.

Lý do khiến bé béo phì

Để giúp bé giảm cân, bố mẹ nên tìm hiểu xem nguyên nhân khiến bé thừa cân để giải quyết triệt để. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như: 

  • Gen.
  • Thói quen ăn uống không lành mạnh.
  • Ít vận động.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý

>>> Xem thêm: Bệnh béo phì ở trẻ em: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách giúp bé giảm cân hiệu quả

Dưới đây là một số cách giúp bé giảm cân mà bố mẹ có thể thực hiện hằng ngày cùng con: 

  • Không xao nhãng khi ăn: Trong bữa ăn, bố mẹ nên loại bỏ toàn bộ những thứ khiến bé có thể bị xao nhãng như tivi, đồ chơi hay điện thoại. Điều này giúp bé tập trung vào việc ăn hơn cũng như nh biết được cơ thể đã đủ no hay chưa.
  • Ngủ đủ: Thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng và dễ khiến bé cáu gắt. Những lúc như vậy, bé sẽ rất khó để tập thể dục hay ăn chọn ăn những món ăn tốt cho sức khỏe như rau. Chính vì thế, dù bé có khó ngủ đến mấy, bố mẹ cũng cần tuân thủ quy tắc về giờ đi ngủ, đảm bảo đủ thời gian ngủ cho con..
  • Ăn đủ lượng: Nhiều khi, bố mẹ hay cho bé ăn nhiều hơn lượng bé thật sự cần. Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ nên chuẩn bị phần ăn nhỏ hơn cho bé và có thể cho bé ăn thêm nếu bé thấy đối. Tuyệt đối không ép bé phải ăn hết mọi thứ trong bát hay cho bé ăn bằng cỡ của người lớn. 
  • Hạn chế xem tivi: Bố mẹ có thể thay thế việc xem tivi bằng những hoạt động thể chất thú vị khác. Vận động nhiều sẽ giúp bé tiêu hao năng lượng dư thừa khá hiệu quả. 
  • Cả nhà cùng giảm cân: Bất kỳ thói quen sinh hoạt nào thay đổi cũng trở nên dễ dàng hơn với bé nếu cả gia đình cùng tham gia. Nếu cả nhà cùng tập thể dục hay ăn uống lành mạnh, bé sẽ hào hứng làm theo hơn. 

Em bé nhìn mẹ ăn chuối.
Bố mẹ nên làm gương cho bé trong việc ăn những thức ăn lành mạnh.

  • Biến bữa ăn thành thời gian đặc biệt cho cả gia đình: Việc ăn cùng gia đình sẽ giúp cải thiện sức khỏe của cả gia đình. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được lợi ích của bữa cơm gia đình với sức khỏe. Bên cạnh đó, tự ăn và tự nấu tại nhà sẽ giúp kiểm soát thực đơn tốt hơn. 
  • Tăng cường rau xanh và hoa quả cho bé: Bố mẹ nên bổ sung rau xanh và hoa quả trong mỗi bữa ăn chính và phụ của bé. Việc ăn rau củ quả thường xuyên sẽ tạo nên thói quen sinh hoạt tốt cho bé. 
  • Chơi thể thao: Bố mẹ có thể tập mẫu một số hoạt động thể thao để bé làm theo. Một số hoạt động mà bố mẹ có thể tham gia cùng bé như: đi bộ, chơi thể thao ngoài sân, bơi lội hay đạp xe. Tùy vào từng độ tuổi mà bố mẹ đưa ra thời gian vận động phù hợp cho bé. 
  • Loại bỏ các loại nước có đường và khuyến khích trẻ uống nhiều nước: Việc uống nhiều các loại nước có ga, nước hoa quả đóng hộp sẽ khiến bé không còn muốn ăn những thức ăn lành mạnh nữa. Điều này sẽ khiến bé bị thừa đường và thiếu đạm. 
  • Hạn chế đồ nhiều calo: Bố mẹ nên hạn chế các loại đồ ăn vặt không lành mạnh bằng cách bổ sung thêm hoa quả và rau xanh trong tủ lạnh hoặc bàn ăn. 

Em bé không muốn ăn một mình
Không nên cho bé ăn một mình mà nên để bé ăn cùng với cả gia đình.

  • Không nến cấm đoán hay coi đồ ăn là phần thưởng: Việc cấm đoán một số món ăn sẽ khiến bé càng trở nên thèm thuồng hơn. Thay vì nói không với bé, bố mẹ vẫn cho bé ăn nhưng ở mức vừa phải thôi. 
  • Điều chỉnh cách nói chuyện về cơ thể: Để hạn chế tình trạng tự ti ở bé, bố mẹ nên điều chỉnh cách nói chuyện mỗi khi bình phẩm về cơ thể người khác. Hãy để bé cảm thấy yêu cơ thể mình. 
  • Thật kiên định: Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh tốn rất nhiều công sức và thời gian. Chính vì thế, dù có thế nào, bố mẹ cũng phải kiên định và giúp bé nhận ra được lợi ích khi có thói quen ăn uống tốt là gì.

Giúp bé sống khỏe và khoa học luôn cần có sự hỗ trợ của bố mẹ. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ luôn kiên nhẫn và đồng hành trong mọi cách giúp bé giảm cân hiệu quả nhé.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

13 thực phẩm bổ sung protein cho bé mà bố mẹ không nên bỏ qua

Thể chất & Dinh dưỡng - 08/07/2020

13 thực phẩm bổ sung protein cho bé mà bố mẹ không nên bỏ qua

Có nhiều loại protein mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, thế nên các loại thực phẩm bổ sung protein cho bé là vô cùng cần thiết.

Mùa hè cho trẻ ăn gì cho mát: 20 loại thực phẩm mẹ không nên bỏ qua

Thể chất & Dinh dưỡng - 04/07/2020

Mùa hè cho trẻ ăn gì cho mát: 20 loại thực phẩm mẹ không nên bỏ qua

Mùa hè nóng nực sẽ khiến trẻ nóng trong và nổi mẩn khắp cơ thể. Vậy mùa hè cho trẻ ăn gì cho mát? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Những điều bố mẹ cần biết về bệnh dậy thì sớm ở trẻ em

Thể chất & Dinh dưỡng - 23/06/2020

Những điều bố mẹ cần biết về bệnh dậy thì sớm ở trẻ em

Hiện nay, dậy thì sớm ở trẻ nhỏ là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Vậy làm sao để nhận biết bệnh dậy thì sớm ở trẻ em? Bố mẹ cùng ODP tìm hiểu nhé!