Bé mấy tháng biết lẫy: 4 dấu hiệu bố mẹ cần nằm lòng

Thể chất & Dinh dưỡng - 17/06/2020

Lẫy là một trong các cột mốc phát triển quan trọng của bé, thế nên mấy tháng bé biết lẫy và dấu hiệu nào cho thấy bé có thể lẫy được là vấn đề mà nhiều bố mẹ thắc mắc.

Việc tập lẫy, bò, ngồi, đi đứng của bé là những cột mốc vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển của bé, đặc biệt là về thể chất. Lẫy là bước đệm chuyển tiếp ở giữa giai đoạn bé nằm im và có thể tự mình di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác, cũng như cho thấy khả năng vận động của bé phát triển tốt. Do đó, bố mẹ thường hay thắc mắc rằng bé mấy tháng biết lẫy và dấu hiệu nào cho thấy bé đã sẵn sàng để luyện tập kỹ năng này.

Vậy bố mẹ và ODPHUB hãy cùng nhau tìm hiểu thêm về cột mốc phát triển này của bé nhé!

Bé mấy tháng biết lẫy?

Theo các chuyên gia thì trẻ thường tập lẫy ở mốc thời gian trung bình khi được khoảng 3 đến 4 tháng tuổi, bởi vì lúc này hệ cơ xương của trẻ đã phát triển đủ cứng cáp. Tuy nhiên, mỗi trẻ đều có đặc điểm thể chất và tốc độ phát triển khác nhau. Thế nên, có những trẻ biết lẫy muộn hoặc sớm hơn thời điểm trung bình, thậm chí có những trường hợp bé bỏ qua giai đoạn này và chuyển tiếp thẳng lên giai đoạn tập ngồi và bò. Chính vì thế bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy nhẫn nại với con nhé! 

Dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để tập lẫy?

Do sự khác biệt giữa mỗi trẻ nên rất khó để xác định được chính xác trẻ mấy tháng biết lẫy, thế nên cách tốt nhất là bố mẹ nên quan sát các dấu hiệu để biết khi nào con đã sẵn sàng.

Dấu hiệu thứ 1

  • Khi đặt trẻ nằm sấp thì bố mẹ nhận thấy trẻ có thể tự ngóc đầu ngẩng dậy, đồng thời trẻ có khả năng tự chống tay xuống để nâng đỡ phần đầu và ngực để ngướn người lên trên. Dấu hiệu này cho thấy cơ ở vùng ngực và lưng của trẻ đã phát triển đủ cứng cáp, có khả năng chịu lực và nâng đỡ được cơ thể.

khi nào bé biết lẫy? - khi bé bắt đầu nằm sấp và có thể nhướn cổ lên
Vì thể trạng mỗi bé một khác nên việc xác định bé mấy tháng biết lẫy có thể sẽ không chính xác bằng việc nhận biết các dấu hiệu qua hoạt động của bé.

Dấu hiệu thứ 2

  • Cùng thời điểm đặt bé nằm sấp, bố mẹ có thể thấy được rằng trẻ đang có động tác gạt 2 cánh tay sang 2 bên giống động tác như khi đang bơi. Hoặc trẻ đang cố gắng nhướn người vươn về phía đồ chơi của mình.

Dấu hiệu thứ 3

  • Khi đặt trẻ nằm ngửa trở lại thì bố mẹ sẽ thấy trẻ co 2 chân lên phía ngực hoặc trẻ thường xuyên nhấc chân lên và đung đưa qua lại, tay của bé cũng cố gắng kéo lấy chân.

Dấu hiệu thứ 4

  • Trẻ bắt đầu thích và thường xuyên nằm ở tư thế nằm nghiêng, đó là biểu hiện quan trọng cho thấy rằng não trẻ đã dần hình thành nên ý thức về vấn đề tập lẫy.

Khi bố mẹ quan sát thấy tất cả những dấu hiệu trên đây thì bố mẹ hãy dần hỗ trợ cho trẻ tập lẫy, bởi vì đây là giai đoạn rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của trẻ.

trẻ mấy tháng thì biết lẫy
Nằm nghiêng cũng là dấu hiệu cho thấy bé sẵn sàng tập lẫy.

>>>Tham khảo thêm:

Tập lẫy cho trẻ sao cho đúng?

Hành động lẫy của trẻ thực chất có thể được xem là hành động bản năng, tức là trẻ hoàn toàn có khả năng tự tập lẫy. Thế nhưng nếu có sự hỗ trợ kịp thời của bố mẹ thì quá trình này có thể tăng tốc để bé có thể tiến đến các mốc phát triển khác nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Thế nên, khi bố mẹ nhận ra các dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng tập lẫy thì bố mẹ có thể áp dụng một số cách sau nhằm thúc đẩy quá trình tập lẫy của trẻ:

  • Hành động giơ 2 chân lên và đung đưa của trẻ cho thấy trẻ đang muốn lật người lại. Vào thời điểm đó, bố mẹ hãy hỗ trợ trẻ bằng cách đẩy một lực nhẹ vào mông trẻ để trẻ có thể lật người lại dễ dàng hơn.
  • Thông thường khi mới tập lẫy thì có nhiều trẻ hay tự nằm đè lên tay của mình và gặp khó khăn. Do đó, bố mẹ cần chú ý quan sát để có thể hỗ trợ trẻ kịp thời.
  • Nhiều trẻ sơ sinh thích tư thế nằm nghiêng khi tập lẫy - đây là bước đầu cho thấy trẻ đã có sự tiến bộ trong quá trình luyện tập này. Khi thấy trẻ nằm nghiêng thì bố mẹ hãy hỗ trợ trẻ bằng cách đặt một tay ở lưng trẻ để nâng đỡ và dùng một lực nhẹ nhàng giúp bé lật người về bên còn lại.

mẹ giúp bé tập lẫy
Khi thấy bé nằm nghiêng, bố mẹ có thể giúp trẻ lẫy bằng cách đỡ ngực và lưng trẻ.

  • Khi bé đã ở tư thế nằm sấp thì bố mẹ hãy sử dụng các loại đồ chơi để chơi cùng con để thu hút sự chú ý của bé và khích lệ bé di chuyển thân mình về phía bố mẹ.
  • Bố mẹ cũng có thể giúp trẻ tập lẫy bằng cách đặt cho trẻ nằm ngửa trên giường, và bố mẹ ngồi ở phía dưới chân trẻ. Sau đó, bố mẹ nhẹ nhàng nhấc một chân của trẻ lên để cho phần bụng và vai trẻ có thể xoay một cách tự nhiên. Nhờ vậy, trẻ có thể cảm nhận và học được cách nghiêng mình để tự lẫy.

Bố mẹ đừng quá áp lực về vấn đề bé mấy tháng biết lẫy, mà hãy chú ý quan sát dấu hiệu từ con để có thể hỗ trợ kịp thời cả về lực tác động giúp con mau biết lẫy, và động viên tinh thần cổ vũ cho con nữa nhé! 

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Tập thể dục cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ: Tần suất bao nhiêu là đủ?

Thể chất & Dinh dưỡng - 14/06/2020

Tập thể dục cho bé sơ sinh và trẻ nhỏ: Tần suất bao nhiêu là đủ?

Tập thể dục cho bé là việc bố mẹ nên chú trọng thực hiện từ sớm để có thể giúp bé phát triển khỏe mạnh với hệ cơ bắp và xương khớp cứng cáp.

Các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần lưu ý

Thể chất & Dinh dưỡng - 10/06/2020

Các giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần lưu ý

Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt của trẻ sơ sinh dẫn tới sự thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần của bé mà bố mẹ cần chú ý để có cách chăm sóc bé phù hợp.

Tìm hiểu hội chứng bàn chân dẹt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thể chất & Dinh dưỡng - 18/05/2020

Tìm hiểu hội chứng bàn chân dẹt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hội chứng bàn chân bẹt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bằng cách hiểu rõ về căn bệnh này bố mẹ có thể điều trị sớm và tránh đau đớn cho trẻ.