Có nên ép trẻ nhường nhịn không?
Cảm xúc & Kết nối xã hội - 12/08/2020
Nhường nhịn là một đức tính tốt nhưng liệu có nên ép trẻ nhường nhịn không hay bố mẹ nên dạy trẻ theo cách khác sẽ đạt được hiệu quả hơn?
Bố mẹ nào cũng muốn con mình có được những đức tính tốt như nhường nhịn hay chia sẻ. Điều này vô tình khiến nhiều gia đình ép con mình phải chia sẻ mà không hề hỏi ý kiến của con. Vậy có nên ép trẻ nhường nhịn không?
Bố mẹ có đang “ép trẻ nhường nhịn”?
Trong một gia đình, tình huống khi hai đứa trẻ đang chơi, mà có một bé đòi chơi đồ chơi của bé còn lại, nhưng bé kia ngược lại cũng không chịu diễn ra khá phổ biến. Thông thường, bố mẹ sẽ chọn một trong bốn phương án dưới đây để giải quyết”
- Nói với bé lớn hơn: "Thôi con nhường em nhé" và chia đồ chơi cho bé nhỏ hơn.
- Dùng món đồ chơi khác để đánh lạc hướng bé đang giữ đồ chơi và đưa món đồ chơi đó cho bé khác.
- Cất món đồ chơi và không cho bé nào được chơi như một cách trừng phạt và để cả hai bé quên, chơi món khác.
- Nói với bé đang đòi là không được, đồ chơi là của bé này, yêu cầu phải chọn món khác.
Tuy nhiên trong cả bốn cách trên, trẻ vẫn không hiểu vai trò thực sự của bản thân trong tình huống này. Mọi thứ chỉ là một cách dàn xếp tạm thời chứ không giải quyết triệt để vấn đề cũng như giúp trẻ có bài học giáo dục về “tương tác hành vi”.
>>> Xem thêm: Hội chứng “sợ người lạ”, và bố mẹ cần làm gì để giúp bé?
Có nên ép trẻ nhường nhịn không?
Trên thực tế, không một đứa trẻ nào sinh ra đã có thể hiểu được khái niệm nhường nhịn và chia sẻ yêu thương, đô vật yêu thích của mình. Việc trẻ có thể chia sẻ là hành vi được rèn luyện theo thời gian. Chính vì thế, nếu bố mẹ cố ép hay năn nỉ trẻ nhường bạn rồi mua các khác cho trẻ đều không mang nhiều ý nghĩa lắm. Bên cạnh đó, việc cố gắng giải thích rằng đây không phải đồ chơi của trẻ cũng không khiến trẻ nhận thức được vấn đề.
Trong tiềm thức của trẻ, những món đồ xuất hiện trong thời điểm trẻ đang chơi được coi là “hiện diện”. Sự hiện diện thường đi kèm với những cảm xúc trẻ có như vui vẻ, tò mò hay hạnh phúc. Khi sự hiện diện này mất đi, trẻ sẽ phải đi tìm thậm chí lấy lại nếu ai đó lấy mất.
Sự hiện diện ở đây có thể là món đồ chơi trẻ đang chơi, là khoảnh khắc được bạn yêu thương, là một trò chơi nào trẻ đang tham gia. Khi đó, việc 1 trẻ khác hoặc em của trẻ lấy đi sự hiện diện này thì việc trẻ đi tìm hoặc dành lại là điều dễ hiểu.
Vậy nên, việc ép trẻ nhường nhìn trên thực tế không mang lại nhiều hiệu quả như bố mẹ mong muốn.
Dạy trẻ về sự chia sẻ tự nguyện thế nào?
Bố mẹ nên hiểu rằng chia sẻ chính là hành động luân chuyển sự “hiện diện” giữa hai đứa trẻ đến khi trẻ nhận ra là không mất đi. Như đã nói ở trên sự hiện diện này luôn đi kèm với cảm xúc nên khi càng có nhiều sự chia sẻ thì trẻ mới học được hành vi chia sẻ. Lâu dần, nhận được sự chia sẻ nhiều trẻ sẽ hiểu về sự cảm thông.
Ngược lại, hành động ép trẻ nhường nhịn là cách buộc trẻ tự bỏ “sự hiện diện” và đồng nghĩa cảm xúc trong trẻ mất đi. Lúc này cảm xúc vui vẻ hạnh phúc sẽ chỉ có ở một trẻ thay vì cả hai. Giống như khi bố mẹ nói: “Con lớn rồi, nhường em con nhé!”, trẻ không không hề hiểu khái niệm nhường lắm mà mang theo một cảm xúc tiêu cực khác như buồn hay hụt hẫng vì sự “hiện diện” mất đi thay vì cảm xúc vui thích trước đó.
Vậy, để giáo dục trẻ sự chia sẻ, bố mẹ nên làm gì với tình huống được đặt ra ban đầu? Theo Giáo sư Byron, Đại học Luân Đôn, bố mẹ có thể giúp trẻ học được sự chia sẻ khi biết chọn thời điểm dàn xếp thông minh: khi 2 bé chỉ mới bắt đầu có tranh cãi về sự hiện diện. Bố mẹ không nên vào sớm quá và cũng đừng đợi hai bé có xô xát đến khóc bởi vì khi đó sẽ có cảm xúc khác xen vào thay vì chỉ có cảm xúc thích sự hiện diện.
Sau đó, bố mẹ có thể bắt đầu với bài học về chờ đợi. Ví dụ, mẹ có thể nói lớn với cả hai bé rằng: “Nào, hai con cùng nhau im lặng nào. Chúng ta chơi cái này cùng nhau được không?”. Sau đó, bố mẹ quay ra khuyên bảo bé đang cầm đồ chơi đưa cho bố mẹ. Sau đó, bố mẹ có thể nói: "Được rồi, mẹ đã cầm được đồ chơi của con nhé. Cả hai con cùng sờ vào món đồ nhé.” Lần lượt như vậy, bố mẹ cho hai bé được là người cầm và cùng nhau chạm vào món đồ chơi đó 1-3 lần. Đây là cách dạy bé về chờ đợi. Trong khi áp dụng, nếu có bé nào dành, thì bố mẹ lại lấy lại và giữ để cho hai bé cùng chạm.
Bài học về "cách đợi" này cũng có thể dạy trẻ trong những sinh hoạt đời sống hằng ngày như đi siêu thị, nhà sách. Khi trẻ chạy đến quầy đồ chơi và có bạn cầm món đồ chơi trẻ muốn, hãy nói: "Tim này, đợi 1 tí con!" hãy cho trẻ thời gian đợi, lúc đợi, sự hiện diện và cảm xúc gắn liền vẫn không mất đi. Khi ra tính tiền, bạn cũng xếp hàng đợi đến lượt và không quên nói trẻ "chúng ta đợi 1 chút để đến lượt nhé!"
Bài học này hoàn toàn có thể áp dụng vào dạy trẻ trong cuộc sống sinh hoạt đời thường như đi nhà sách hay siêu thị. Khi trẻ đi mua đồ hay xếp hàng ở siêu thị, bố mẹ đừng quên nói với trẻ về việc chờ đợi một chút.
Khi học được nhiều về chờ đợi, trẻ sẽ nhận ra chia sẻ không có nghĩa là mất đi. Đương nhiên, cảm xúc hạnh phúc cũng không vì thế mất đi do chia sẻ chỉ là trẻ cần phải kiên nhẫn cho đến lợi. Đây là một cách dạy trẻ về lòng vị tha và nhân ái hiệu quả.
Quá trình trưởng thành và hình thành nhân cách của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ cách dạy trẻ của bố mẹ. Chính vì thế, ODPHUB mong rằng qua bài viết này bố mẹ đã có câu trả lời cho việc có nên ép trẻ nhường nhịn không cũng như tự tin hơn trong quá trình nuôi dạy trẻ.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận