Phương pháp giáo dục STEAM và những điều bố mẹ cần biết
Trí não & Nhận thức - 03/12/2019
Là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại trên thế giới, phương pháp giáo dục STEAM đang được rất nhiều trường mầm non áp dụng. ODPHUB sẽ giúp bố mẹ hiểu thêm phương pháp này qua bài viết dưới đây.
Bắt nguồn từ nền giáo dục hiện đại Mỹ, phương pháp giáo dục STEAM đang dần được nhiều bố mẹ Việt Nam quan tâm đón nhận. Nhiều trường mầm non còn bắt đầu đầu tư và áp dụng giảng dạy cho trẻ phương pháp này. Bài viết dưới đây của ODPHUB sẽ giúp bố mẹ hiểu thêm về STEAM cũng như cách áp dụng của phương pháp này trong giáo dục.
Phương pháp giáo dục STEAM là gì?
Được coi là sự khởi đầu và là tương lai của nền giáo dục Mỹ, STEAM là sự kết hợp giữa STEM và “Nghệ thuật - ART”. Xuất hiện từ thế kỷ trước, STEM (viết tắt của Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) luôn là một trong những phương pháp giáo dục hàng đầu tại thời điểm đó. Tuy nhiên, giáo dục hiện đại luôn đề cao khả năng thúc đẩy sáng tạo của nghệ thuật của học sinh. Đây chính là lý do vì sao STEAM ra đời. Nếu phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman tập trung phát triển trí tuệ, phương pháp Montessori tập trung phải triển con người, STEAM lại tập trung vào thúc đẩy khả năng sáng tạo của trẻ. STEAM là ý tưởng của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ) và sau đó được nhiều chuyên gia giáo dục khác sử dụng và áp dụng. Theo phong cách giảng dạy này, Khoa Học, Công Nghệ, Kỹ Thuật, Nghệ Thuật, và Toán Học sẽ là công cụ để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. Khác với giáo dục truyền thống nơi mà trẻ nhỏ sẽ chỉ được đánh giá qua những bài kiểm tra thì STEAM coi trọng cả quá trình và kết quả của một học sinh.
>>> Tham khảo ngay: Tổng hợp các phương pháp giáo dục sớm cho bé hiệu quả nhất hiện nay!
Phương pháp giáo dục STEAM đang được áp dụng như thế nào?
Ở môi trường giáo dục truyền thống, các lĩnh vực khoa học quan trọng như: toán, khoa học, công nghệ, kỹ thuật hay nghệ thuật đều bị tách rời nhau. Điều này dẫn đến một khoảng cách rất lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa thực tiễn và sách vở. Trẻ nhỏ cũng ít có cơ hội phát triển trí não tư duy logic và tư duy liên kết sự vật. Phương pháp giáo dục STEAM lại đi theo một hướng khác. Khi đi theo phương pháp giáo dục này, trẻ nhỏ sẽ được cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Nhờ vào việc lồng ghép, bổ trợ lẫn nhau, trẻ không chỉ hiểu nguyên lý và còn biết thực hành để đưa ra các sản phẩm cụ thể. Nhờ đó, khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn thu hẹp lại, trẻ cũng nhờ thế mà trở nên sáng tạo hơn. Ở môi trường giáo dục STEAM, giáo viên là người hỗ trợ, hướng dẫn và cung cấp thông tin cần thiết cho trẻ. Trẻ sẽ là người tương tác trực tiếp với môn học và cũng là người trực tiếp tạo ra các sản phẩm khoa học. Nhờ đó, trẻ sẽ hào hứng và khám phá với việc học nhiều hơn.
Những rào cản của phương pháp STEAM là gì?
Rào cản lớn nhất của phương pháp giáo dục STEAM chính là thiếu nguồn lực. STEAM cần một nguồn lực tài chính và công nghệ mới rất lớn để đào tạo và phổ cập nguồn thông tin cho giáo viên giảng dạy. Không những vậy, hiện nay, nền giáo dục Việt Nam vẫn chưa kịp thay đổi, vẫn tập trung đánh giá kết quả của học sinh qua các bài kiểm tra thay vì một quá trình. Chương trình học như vậy cũng khiến trẻ nhỏ gặp khó khăn trong việc phát triển tư duy sáng tạo hay yêu thích học tập. Điều này khiến cho việc áp dụng STEAM gặp không ít khó khăn nếu muốn được nhân rộng. Bản thân nhiều giáo viên đi theo phương pháp truyền thống cũng rất ngại việc thay đổi và tiếp thu những cái mới trong phương pháp giảng dạy. Những rào cản này khiến STEAM tuy rất ưu việt cũng khó có thể phát triển và phổ biến ở thời điểm hiện tại.
Làm thế nào để dạy trẻ theo phương pháp STEAM?
Phương pháp giáo dục STEAM giúp trẻ gắn kết thông tin, từ đó yêu thích học hỏi và khám phá nhiều hơn. Điều tốt nhất mà bố mẹ nên làm để nuôi dưỡng tình yêu của trẻ với STEAM đó là khuyến khích trí tò mò của trẻ. Ngay từ khi trẻ còn bé, bố mẹ nên để trẻ tự đặt thật nhiều câu hỏi, tự chơi và khám phá theo ý thích. Ngoài ra, bố mẹ nên tìm hiểu xem niềm đam mê của trẻ là gì và tạo cơ hội để trẻ theo đuổi. Đôi lúc, trẻ có thể sẽ thay đổi sở thích theo tuần. Bố mẹ cũng không cần quá lo lắng mà tiếp tục khuyến khích tự làm theo ý mình nhiều hơn. Trẻ sẽ ham học hỏi và say mê nghiên cứu hơn đấy.
Khi trẻ đi học mầm non hoặc tiểu học, bố mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những trường có chương trình STEAM để trẻ theo học. Ngoài ra, bố mẹ có thể tìm cho trẻ tham gia một số lớp học ngoại khóa liên quan đến STEAM để trẻ có cơ hội tiếp xúc với lĩnh vực này nhiều hơn. Phương pháp giáo dục STEAM là xu thế mới của nền giáo dục thế giới. Việc bố mẹ hiểu và có thể áp dụng cho trẻ sẽ giúp trẻ có một nền tảng vững chắc cho việc học tập và phát triển các loại tư duy sau này. Tuy nhiên, bố mẹ nên nhớ, dù có theo đuổi phương pháp nào cũng phải xem mức độ hợp tác của trẻ đến đâu để có điều chỉnh cho phù hợp nhé.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận