Phương pháp dạy trẻ kém tập trung mà mọi bậc bố mẹ cần biết
Trí não & Nhận thức - 10/02/2020
Khả năng tập trung kém khiến sẽ trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức mới. Tuy nhiên, nếu áp dụng hiệu quả các phương pháp dạy trẻ kém tập trung, thì tình trạng này của trẻ sẽ được cải thiện rất nhiều
Trẻ nhỏ vốn rất dễ bị sao lãng. Tuy nhiên, có một số trẻ đặc biệt khó tập trung hơn những trẻ khác, gây ảnh hưởng đến nhiều việc trong cuộc sống hằng ngày. Với những trường hợp này, bố mẹ cần có phương pháp dạy trẻ kém tập trung hiệu quả.
Biểu hiện của trẻ không tập trung
Khả năng tập trung kém không có nghĩa là trẻ có “vấn đề” gì, nhưng rõ ràng là nó khiến trẻ gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống. Ví dụ: trẻ khó hoàn thành bài tập được giao, hoặc không dọn sạch được phòng của mình.
Do bố mẹ thường chỉ chú ý đến kết quả nên có thể hiểu nhầm rằng con mình lười biếng hoặc khó bảo nhưng trên thực tế chỉ là trẻ đang gặp khó khăn với khả năng tập trung mà thôi.
Biểu hiện của việc trẻ không tập trung rất đa dạng và thay đổi theo thời gian. Với những trẻ kém tập trung, thì những việc sau đây có thể là rất khó đối với trẻ:
- Biết khi nào nên tập trung vào các chi tiết nhỏ, khi nào thì nên nhìn bức tranh tổng thể
- Bỏ qua những hình ảnh, âm thanh và thông tin không quan trọng
- Giữ sự chú ý, không bị sao lãng
- Vẫn giữ được dòng suy nghĩ khi chúng bị cắt ngang
- Hoàn thành được một việc mà không cần nghe hướng dẫn đến vài lần
- Tập trung vào một hoạt động duy nhất tại một thời điểm
- Làm theo yêu cầu
- Tập trung khi trò chuyện
Ngoài ra, một số trẻ khó tập trung còn có thể trông như lúc nào cũng đang mơ màng. Một vài trẻ khác có vẻ rất tập trung trong khi thực tế lại không phải như vậy. Thậm chí, một số trẻ sẽ chỉ cực kỳ tập trung vào những thứ mình yêu thích như thể thao, âm nhạc hay trò chơi điện tử.
>>> Tin được không: Sự thiếu tập trung lại có thể giúp trẻ thu nhận nhiều thông tin hơn? Bố mẹ hãy click để biết câu trả lời nhé!
Nguyên nhân dẫn đến việc trẻ không tập trung
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ khó tập trung. Một số lý do có thể rất đơn giản như trẻ quá phấn khích vì sắp được tổ chức sinh nhật, hoặc khó chịu vì vừa cãi nhau với bạn. Đôi khi, việc đói bụng hay thiếu ngủ cũng khiến trẻ khó tập trung. Đặc biệt, khi thiếu ngủ thì trẻ cũng lơ đãng và dễ mắc lỗi hơn.
Một số yếu tố như áp lực hay lo lắng cũng có thể khiến trẻ tập trung kém. Khi trẻ có những trải nghiệm gây căng thẳng như chuyển nhà hay gia đình có biến động, thì khả năng tập trung của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Nếu trẻ kém tập trung kéo dài thì cũng có thể trẻ gặp các vấn đề khác, mà phổ biến là rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Bệnh này thường có yếu tố gia đình, nên bố mẹ cần nghĩ xem trong nhà có ai cũng kém tập trung không. Nếu bố, mẹ hoặc một thành viên trong gia đình gặp vấn đề với khả năng tập trung, thì việc trẻ kém tập trung cũng là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, nguyên nhân có là gì đi nữa thì vẫn có rất nhiều cách dạy trẻ kém tập trung, bố mẹ cũng không nên lo lắng quá nhé.
Phương pháp dạy trẻ kém tập trung
Có rất nhiều phương pháp dạy trẻ kém tập trung. Bố mẹ nên chú ý kỹ đến các biểu hiện của trẻ để tìm hiểu lý do thực sự, từ đó có thể chọn những cách phù hợp.
Nếu việc kém tập trung của trẻ diễn ra trong thời gian dài, bố mẹ có thể hỏi lời khuyên của giáo viên hoặc bác sĩ.
Ngay cả khi không chắc chắn về khả năng tập trung của trẻ, thì bố mẹ vẫn có thể thực hiện một số việc để giúp trẻ tập trung tốt hơn, như:
- Tìm hiểu và sử dụng một số công cụ hoặc đồ chơi giúp tăng khả năng tập trung
- Áp dụng một vài phương pháp theo lời khuyên của giáo viên để giúp trẻ tập trung
Điều quan trọng nhất mà bố mẹ nên làm là giúp trẻ hiểu rằng, việc trẻ không tập trung hoặc kém tập trung là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng xấu hổ cả. Đồng thời, bố mẹ hãy nhắc trẻ nhớ đến những thế mạnh của mình nữa. Còn nếu nghi ngờ rằng trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý, bố mẹ hãy cho trẻ đi khám để được kiểm tra toàn diện nhé!
Mong rằng với bài viết này của ODPHUB, bố mẹ đã có thêm thông tin về phương pháp dạy trẻ kém tập trung cũng như tự tin hơn trong quá trình nuôi dạy con mình.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận