Điểm mạnh của trẻ: Làm sao để giúp trẻ nhận ra và phát huy đúng cách?

Trí não & Nhận thức - 11/03/2020

Nếu được nhận thức và phát huy đúng cách, thì những điểm mạnh của trẻ sẽ không chỉ giúp trẻ có một cuộc sống tốt đẹp hơn, mà còn đóng góp những điều tích cực cho thế giới xung quanh nữa.

Những điểm mạnh của trẻ rất đa dạng, phong phú. Có những thế mạnh rất rõ ràng, như khả năng vẽ đẹp hoặc chơi thể thao giỏi. Nhưng cũng có những thế mạnh lại khó nhận ra hơn, như khả năng lắng nghe hoặc hợp tác tốt với người khác.

Trò chuyện và giúp trẻ nhận ra điểm mạnh của bản thân là điều rất cần thiết để trẻ có thể tỏa sáng, đặc biệt là những trẻ đang gặp khó khăn ở trường học.

Để giúp trẻ nhận thức được các điểm mạnh của mình, bố mẹ hãy tham khảo những thông tin dưới đây của ODPHUB nhé!

Các loại điểm mạnh của trẻ

Điểm mạnh trong tính cách

  • Trung thực và đáng tin cậy.
  • Tử tế và biết quan tâm tới người khác.
  • Hay giúp đỡ mọi người.
  • Dễ đồng cảm với người khác.
  • Trung thành.
  • Chăm chỉ.
  • Kiên cường.
  • Độc lập.
  • Dễ hợp tác với người khác.
  • Nhiệt tình, hăng hái.
  • Ham học hỏi.

điểm mạnh của trẻ về tính cách chính là sự tử tế, lòng trung thành, tính kiên nhẫn, thái độ trung thực
Tính cách tử tế và những phẩm chất tốt đẹp là điểm mạnh của trẻ về mặt tính cách.

Điểm mạnh trong kết nối xã hội

  • Biết chia sẻ, kiên nhẫn chờ tới lượt và có thể thỏa hiệp.
  • Biết giữ phép lịch sự khi giao tiếp và không ngắt lời người khác.
  • Luôn cố gắng kết bạn và giữ gìn tình bạn.
  • Biết lắng nghe.
  • Thích giúp đỡ người khác và dễ nắm bắt được nhu cầu của người khác.
  • Biết chấp nhận sự khác biệt của mỗi người.
  • Biết nhờ giúp đỡ khi cần.
  • Biết xử lý những nỗi thất vọng của bản thân một cách lành mạnh.
  • Biết khi nào nên phản đối và khi nào nên nghe theo ý kiến số đông.
  • Biết tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình, dù tốt hay xấu.
  • Có khả năng hướng sự chú ý tới những điểm tích cực thay vì những điểm tiêu cực.
  • Không tranh cãi khi người lớn bảo làm gì đó.
  • Trung thực và biết xin lỗi khi cần.
  • Có khiếu hài hước.

điểm mạnh của trẻ về mặt cảm xúc và kết nối xã hội giúp trẻ tạo dựng được những mối quan hệ bền vững và chất lượng
Điểm mạnh của trẻ về mặt cảm xúc có thể giúp trẻ tạo dựng được những mối quan hệ bền vững và vui vẻ.

Điểm mạnh trong giao tiếp

  • Biết sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nhu cầu, mong muốn và ý tưởng của mình.
  • Thích trò chuyện với mọi người.
  • Hay tham gia thảo luận với mọi người trong nhà, với thầy cô giáo và bạn bè.
  • Có thể thay đổi tông giọng khi kể chuyện hoặc đặt câu hỏi.
  • Kể chuyện mạch lạc, có đầu có cuối.
  • Sử dụng ngôn từ phù hợp với lứa tuổi.
  • Sử dụng từ ngữ đa dạng và thích học từ mới.
  • Thích học từ mới trong những bài hát.
  • Thích nghe kể chuyện.
  • Có thể hiểu và trả lời các câu hỏi “ai”, “cái gì”, “khi nào”, “ở đâu”, “tại sao”, “như thế nào” khi giao tiếp với người khác (hoặc về một câu chuyện).
  • Có thể hiểu những câu nói đùa, chơi chữ hoặc những lời trêu chọc.

điểm mạnh của trẻ trong giao tiếp được thể hiện qua sự hoạt ngôn và sử dụng linh hoạt ngôn ngữ
Trẻ có điểm mạng về giao tiếp thường hoạt ngôn và khéo léo.

Điểm mạnh về ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn từ

  • Biết gieo vần và làm những việc liên quan đến việc hiểu cấu trúc ngữ âm.
  • Thích đọc sách hoặc được nghe đọc sách.
  • Tự tìm tạp chí, truyện tranh để đọc giải trí.
  • Phát âm được những từ mới lạ, không quen thuộc.
  • Dễ dàng nhận biết được những từ thông dụng.
  • Hiểu và sử dụng được những thông tin có sẵn (ví dụ như việc tuân thủ các hướng dẫn).
  • Ghi nhớ được các chi tiết và kể lại các câu chuyện sau khi đọc.
  • Dự đoán được tình tiết có thể xảy ra trong câu chuyện.
  • Có thể tạm dừng khi đang đọc, rồi sau đó quay lại đọc tiếp.
  • Đọc diễn cảm, nhập tâm.
  • Đoán được ý nghĩa của từ mới, dựa trên ngữ cảnh hoặc bằng cách đặt câu hỏi.
  • Có thể liên kết các chi tiết trong sách, truyện với trải nghiệm cá nhân.

điểm mạnh của trẻ trong ngôn ngữ chính là khả năng sử dụng linh hoạt ngôn ngữ
Điểm mạnh của trẻ về ngôn ngữ chính là khả năngsử dụng khéo léo và linh hoạt ngôn ngữ ở cả 2 hình thức nói và viết.

>>>Tham khảo thêm:

Điểm mạnh về tính toán và tư duy logic

  • Nhanh nhạy trong tính toán và so sánh số lượng (nhiều hay ít).
  • Nhận biết và hiểu được các quy luật trong tự nhiên và trong các dãy số.
  • Ghi nhớ những phép toán đơn giản (ví dụ như 1+2=3).
  • Biết tính nhẩm.
  • Có thể áp dụng toán học vào cuộc sống (ví dụ như chia đôi một công thức nấu ăn).
  • Hiểu được những từ ngữ toán học trong các bài toán đố.
  • Giải được toán đố.
  • Thích chơi những trò chơi mang tính chiến thuật, như cờ vua.
  • Thích gỡ đồ vật ra và tìm hiểu cách vận hành của chúng.

điểm mạnh của trẻ về toán học và tư duy logic cho trẻ niềm hứng thú với môn toán và các con số
Trẻ có điểm mạnh về toán thường có tư duy logic rất tốt và rất thích các môn học có tính chiến thuật hoặc có liên quan tới các con số.

Điểm mạnh về kỹ năng học tập

  • Hiểu được và đặt ra được các mục tiêu.
  • Biết lên kế hoạch.
  • Có tính tự giác.
  • Không bị phân tâm và có thể tập trung thực hiện các nhiệm vụ.
  • Có khả năng suy nghĩ đa chiều, linh hoạt.
  • Ghi nhớ thông tin đủ lâu để áp dụng vào cuộc sống (trí nhớ ngắn hạn).
  • Biết sắp xếp các suy nghĩ và cả đồ đạc một cách gọn gàng, có hệ thống.
  • Luôn tuân thủ các quy tắc và thói quen.
  • Biết tính toán thời gian và để ý đến các nhiệm vụ của mình.
  • Nhận biết và cố gắng kiểm soát các cảm xúc mạnh.
  • Biết dừng lại để suy nghĩ trước khi đưa ra lựa chọn hoặc quyết định.
  • Biết rút kinh nghiệm và giải quyết vấn đề.
  • Biết lên tiếng nhờ trợ giúp khi cần.
  • Phân biệt rõ ràng giữa học tập, làm việc và chơi.
  • Phối hợp hiệu quả với đối phương.
  • Làm việc nhóm hiệu quả, hòa đồng.
  • Tư duy cởi mở và luôn cố gắng cải thiện các kỹ năng.

điểm mạnh của trẻ về kỹ năng học tập chính là khả năng tiếp thu và sắp xếp tư duy một cách logic
Điểm mạnh của trẻ về kỹ năng học tập chính là khả năng tiếp thu kiến thức, biết cách tổ chức, sắp xếp suy nghĩ, tư duy logic và quá trình học có hiệu quả cao.

Những tài năng khác cũng được coi là những điểm mạnh của trẻ 

  • Sáng tạo.
  • Thích vẽ.
  • Có khả năng khiêu vũ, diễn xuất, ca hát hoặc chơi nhạc cụ.
  • Có khả năng bơi lội hoặc chơi thể thao.
  • Thường xuyên tập yoga hoặc tĩnh tâm.
  • Yêu thương động vật và các em nhỏ.
  • Thích làm cho mọi người vui bằng cách kể chuyện, bông đùa.
  • Thích tham gia vào các hoạt động cộng đồng.
  • Thích chơi trò chơi điện tử dạng giải quyết vấn đề.

điểm mạnh của trẻ bao gồm cả lĩnh vực nghệ thuật, thể thao, tình cảm, và nhiều khả năng đặc biệt khác
Nghệ thuật, thể thao, và rất nhiều khả năng đặc biệt khác đều được coi là điểm mạnh của trẻ.

Khi điểm mạnh của trẻ được thể hiện rõ ràng, bố mẹ hãy dành thật nhiều lời khen cho trẻ nhé! Những lời khen ngợi đúng cách sẽ giúp trẻ tự tin và có động lực để luôn cố gắng phát huy những thế mạnh của mình đấy!

5 bước nhận diện điểm mạnh của trẻ

Trẻ nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Nhiều bố mẹ thường có xu hướng tập trung vào những điểm chưa tốt của con mình để tìm cách giúp con cải thiện. Điều này là rất hợp lý. Tuy nhiên, việc nhận biết và tìm cách giúp phát triển điểm mạnh của trẻ cũng quan trọng không kém.

Khi đã nhận biết được điểm mạnh của trẻ, bố mẹ có thể giúp trẻ xây dựng lòng tự tin và ý thức về giá trị bản thân, cũng như cải thiện một số kỹ năng khác. Để nhận diện điểm mạnh của trẻ, bố mẹ hãy tham khảo 5 bước dưới đây:

1. Xem xét nhiều loại điểm mạnh khác nhau

Điểm mạnh của trẻ có thể lớn hoặc nhỏ, có thể dễ hoặc khó nhận ra. Vì vậy, bố mẹ nên đọc kỹ danh sách các loại điểm mạnh ở trên và nhìn nhận những ưu điểm của con mình.

2. Để ý đến những đam mê, sở thích của trẻ

Đôi khi, những điểm mạnh được bộc lộ khi trẻ khám phá các sở thích của bản thân. Vì vậy, bố mẹ nên giúp con theo đuổi đam mê và tìm ra thêm những điểm mạnh khác mà con có. Quá trình khám phá điểm mạnh của trẻ cũng sẽ cần nhiều thời gian, nhiều sự thử nghiệm. Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ có tư duy cởi mở, tích cực và chấp nhận một điều rất bình thường là trẻ có thể không giỏi ở một lĩnh vực nào đó ngay lập tức được.

điểm mạnh của trẻ có thể bắt nguồn từ đam mê
Bố mẹ hãy ủng hộ đam mê và biến đam mê thành điểm mạnh của trẻ nhé!

3. Giúp trẻ xác định điểm mạnh của bản thân

Bố mẹ cũng có thể liệt kê các loại điểm mạnh ra cho con biết. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên khen ngợi những nỗ lực và thành quả của trẻ, để trẻ thấy được rằng mình đang làm tốt ở những việc gì.

4. Trò chuyện với con về các loại điểm mạnh

Bố mẹ nên trò chuyện cởi mở và thành thật với trẻ về những điểm mạnh và điểm yếu, cũng là để xem con gặp những khó khăn gì trong cuộc sống. Bằng cách này, cả bố mẹ và trẻ đều có thể nhìn ra và trân trọng năng lực của trẻ.

5. Ghi chép lại điểm mạnh và thành công của con

Việc ghi chép lại đồng nghĩa với việc công nhận những nỗ lực của trẻ. Vì vậy, bố mẹ hãy quan sát và ghi lại những thành công dù lớn hay nhỏ của trẻ, từ đó chỉ ra những điểm mạnh đã giúp con có được thành công này. Trong quá trình đó, bố mẹ cũng có thể ghi lại những điểm yếu mà con cần khắc phục. 

Điểm mạnh của trẻ rất đa dạng và đôi khi khó nhận ra. Nhưng chỉ cần bố mẹ dành nhiều sự quan tâm và chú ý đến trẻ là bố mẹ có thể giúp trẻ nhận diện và phát huy những ưu điểm đặc biệt của riêng mình.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận