Các trò chơi cho trẻ mầm non bố mẹ không nên bỏ qua

Trí não & Nhận thức - 08/07/2020

Những trò chơi vừa vui nhộn vừa giúp trẻ học tập luôn là mối quan tâm của nhiều bậc bố mẹ. Vậy bố mẹ cùng ODPHUB tham khảo các trò chơi cho trẻ mầm non vui nhộn dưới đây nhé!

Các trò chơi cho trẻ mầm non không những đem lại cho con những khoảnh khắc vui vẻ mà còn góp phần hỗ trợ trẻ phát triển về nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là 3 trò chơi vui nhộn và đơn giản nhất dành cho trẻ từ 2-6 tuổi mà bố mẹ có thể cùng con chơi tại nhà:

1. Đoán tên con vật

Đây là một trong những trò chơi vui nhộn cho trẻ mầm non được nhiều bố mẹ áp dụng vì nó khuyến khích sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Hơn nữa, trò chơi “Đoán tên con vật” còn giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy khi phải đóng giả làm các loài con vật. Đây cũng là trò chơi để trẻ được hoạt động thể chất nhiều hơn, giúp nâng cao sức khỏe vì phải thực hiện các động tác như nhảy, bò, luồn lách...

Chuẩn bị

Bố mẹ và trẻ có thể chơi trò này ở bất cứ đâu, nhưng tốt nhất là nên chơi ở nơi rộng rãi, không gian thoáng như sàn phòng khách rộng, vườn, sân nhà, công viên… để dễ dàng di chuyển và hành động. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể chuẩn bị những cuốn sách có nhiều tranh ảnh động vật để làm công cụ gợi ý cho trẻ.

Cách chơi

  • Yêu cầu trẻ chọn một loài động vật và suy nghĩ về cách di chuyển của loài động vật đó (có thể sử dụng tranh ảnh trong sách để lấy ý tưởng).
  • Sau đó trẻ sẽ phải mô tả loài động vật mà mình đã chọn bằng hành động. Ví dụ, bò để mô tả con nhện, trườn để mô tả con rắn...
  • Bố mẹ đoán xem đó là loại động vật gì.
  • Bố mẹ và trẻ thay phiên nhau mô tả và đoán. 

Trong quá trình chơi, người đoán có thể hỏi người mô tả về những đặc điểm của loài động vật, ví dụ như: “Nó kêu như thế nào?”, “Nó ăn thức ăn gì?”, “Nó đi nhanh hay chậm?”...

>>> Tham khảo thêm: 7 trò chơi đơn giản giúp nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ 3-6 tuổi

một số trò chơi cho trẻ mầm non
Đoán tên con vật là một trong những trò chơi cho trẻ mầm non phổ biến nhất.

2. Trò chơi với thùng các-tông

Thùng các-tông sẽ là công cụ cho trẻ thỏa sức sáng tạo và phát triển khả năng tưởng tượng bằng cách suy nghĩ xem mình nên "biến" chiếc hộp thành mô hình như thế nào, chẳng hạn như lâu đài, cửa hàng, hang động...

Chuẩn bị

  • Thùng các-tông to (để trẻ có thể chui vừa vào phía trong).
  • Kéo và dao (chỉ bố mẹ sử dụng).
  • Băng dính, keo dán.
  • Màu nước, bút dạ hoặc bút sáp màu. 

Tùy vào mục đích và mong muốn của trẻ, bố mẹ cũng có thể chuẩn bị những đồ dùng khác để trang trí thùng các-tông như vải, giấy bóng kính, đĩa giấy...

Cách chơi

Bố mẹ có thể để cho trẻ tự do làm những điều mình muốn với chiếc thùng và chỉ ở bên để hỗ trợ con, đặc biệt là khi sử dụng những vật dễ gây nguy hiểm cho trẻ như dao, kéo, keo dính... Dưới đây là một vài gợi ý bố mẹ và trẻ có thể tham khảo để trang trí chiếc thùng các-tông:

  • Ngôi nhà: Cắt một ô làm cửa sổ và một ô làm cửa chính, dùng vải làm rèm cửa, thêm một vài “đồ nội thất” vào phía trong và đem gấu bông vào để mở “tiệc trà”.
  • Ô tô: Dùng đĩa giấy loại to để trang trí làm bánh xe, cắt các ô để làm cánh cửa ô tô, cho trẻ tự tô màu ô tô theo ý thích.
  • Trang phục rô bốt: Cắt các ô để trẻ có thể chui đầu, hai cánh tay và hai chân qua. Cho trẻ trang trí bằng bút dạ và giấy bạc.
  • Rạp múa rối: Cắt một ô vuông to để làm sân khấu, có thể dùng giấy hoặc vải để làm rèm cửa.

3. Trò chơi cắt dán 

Cắt dán là trò chơi sáng tạo cho trẻ mầm non giúp con phát triển kỹ năng vận động tinh cũng như giúp trẻ hiểu hơn về màu sắc. Hơn nữa, trong quá trình chơi, bố mẹ còn có thể khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ qua việc trò chuyện với con về những gì mình đã làm được.

Chuẩn bị

  • Giấy.
  • Keo gián.
  • Kéo.
  • Các vật có thể dán được lên giấy (ví dụ như tranh ảnh cắt ra từ giấy báo cũ, tờ quảng cáo hoặc vải quần áo cũ, lá cây, lông vũ, cúc áo, que kem, sợi len to…). Bố mẹ nên để hết những vật dán này vào trong một khay hoặc hộp lớn cho gọn.

Cách chơi

Hãy cho trẻ thỏa sức sáng tạo với những miếng dán và tạo ra những bức tranh theo ý muốn của riêng mình. Với hoạt động này, bố mẹ chỉ nên ngồi cạnh để hỗ trợ trẻ khi cần, ví dụ như dùng kéo cắt cho con hoặc giúp con phết hồ dán lên giấy. Trong quá trình trẻ cắt dán, bố mẹ nên tương tác với trẻ thật nhiều bằng cách đặt ra các câu hỏi như: “Con đang dán giấy màu xanh để tạo thành hình cái cây đúng không?” hoặc khen ngợi trẻ, ví dụ như: “Bố mẹ thích ngôi nhà này của con lắm.” 

cắt dán là một trong các trò chơi cho trẻ mầm non
Cắt dán là trò chơi cho bé mầm non thú vị mà bố mẹ không nên bỏ qua.

ODPHUB hy vọng các trò chơi cho trẻ mầm non đề cập phía trên sẽ giúp bố mẹ có thêm ý tưởng để cùng con có những khoảnh khắc vui chơi thú vị nhất. 

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Bỏ túi 7 hoạt động trò chơi cho em bé tập đi cực thú vị và đơn giản

Cảm xúc & Kết nối xã hội - 23/06/2020

Bỏ túi 7 hoạt động trò chơi cho em bé tập đi cực thú vị và đơn giản

Gợi ý 7 trò chơi cho em bé tập đi cho bố mẹ để dù ở nhà hay ra ngoài trời đều có thể áp dụng được, giúp tình cảm gia đình gắn bó hơn.

Tổng hợp những trò chơi học tập cho trẻ mầm non thú vị nhất

Trí não & Nhận thức - 21/05/2020

Tổng hợp những trò chơi học tập cho trẻ mầm non thú vị nhất

Vừa học vừa chơi sẽ giúp trẻ có hứng thú và tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn. Trong bài viết dưới đây, ODP sẽ giới thiệu cho bố mẹ những trò chơi học tập cho trẻ mầm non thú vị nhất! 

Các trò chơi tại nhà cho bé giúp những ngày nghỉ dịch không nhàm chán

Trí não & Nhận thức - 15/04/2020

Các trò chơi tại nhà cho bé giúp những ngày nghỉ dịch không nhàm chán

Ở nhà nghỉ dịch, chắc hẳn bố mẹ sẽ cảm thấy bí ý tưởng không biết cho bé chơi gì mỗi ngày. Dưới đây là các trò chơi tại nhà cho bé mà bố mẹ có thể chơi cùng con mỗi ngày.