Trẻ tiêm phòng trễ có sao không và hậu quả bố mẹ không thể ngờ tới
Thể chất & Dinh dưỡng - 16/11/2020
Tiêm chủng đúng và đủ cho con là điều cần thiết nhưng không phải gia đình nào cũng tuân thủ đúng lịch tiêm phòng. Vậy trẻ tiêm phòng trễ có sao không?
Tiêm chủng đúng và đầy đủ là cách tốt nhất giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đảm bảo được thời gian đi tiêm chủng cho con. Vậy trẻ tiêm phòng trễ có sao không? Hãy cùng tìm hiểu một số hậu quả nếu trẻ tiêm phòng muộn nhé!
Trẻ có thể mắc bệnh trước khi được tiêm
Việc tiêm chủng muộn có thể dẫn đến tình trạng trẻ không được tạo miễn dịch chủ động với các bệnh lý chưa được tiêm phòng. Khi virus, vi khuẩn hay các tác nhân gây bệnh tấn công vào cơ thể trẻ, hệ miễn dịch trong cơ thể trẻ không đủ để “chiến đấu” lại với bệnh tật. Chính vì thế, những trẻ bị tiêm phòng muộn sẽ dễ bị bệnh hơn so với trẻ được tiêm phòng theo đúng lịch hẹn.
Bên cạnh đó, trong quá trình trẻ bị bệnh, bố mẹ sẽ phải đưa con đến những nơi được coi là ổ dịch như bệnh viên, phòng khám. Điều này vô tình gia tăng nguy cơ mắc bệnh trở lại của trẻ, tạo thành một vòng tuần hoàn không dứt.
Tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng sau tiêm
Không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ, tiêm chủng muộn còn gia tăng tỷ lệ xảy ra phản ứng sau tiêm ở trẻ nhỏ. So với những bạn tiêm đúng lịch, những trẻ tiêm muộn thường dễ gặp phải các phản ứng như: sốt cao hay co giật,... Nguy hiểm hơn, sức khỏe và tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa nếu tiêm chủng quá muộn.
Xem thêm:
- Các mũi tiêm phòng cho bé từ 0 - 24 tháng tuổi mà bố mẹ cần ghi nhớ
- Trẻ bị nổi hạch khi tiêm phòng lao, bố mẹ phải làm sao?
Hiệu quả vaccine bị giảm
Để lên được một lịch tiêm chủng phù hợp, các bác sĩ và chuyên gia y tế đã phải nghiên cứu, thử nghiệm trên động vật, thống kê kỹ lưỡng để có thể xác định thời gian phù hợp nhất sử dụng vaccine. Chính vì thế, tiêm chủng muộn có thể giảm hiệu quả miễn dịch của các loại vaccine tiêm vào cơ thể trẻ.
Điều này dẫn đến hệ lụy là nguy cơ trẻ mắc bệnh vẫn cao như thường cho dù có được tiêm phòng bù hay không. Ví dụ, vaccine viêm gan B phải được tiêm trong vòng 24 sau khi trẻ sinh ra, nếu lùi lịch tiêm đến ngày thứ 7, ý nghĩa dự phòng của vaccine không còn nhiều nữa.
Nguy cơ dịch bùng phát trong cộng đồng
Tiêm chủng đúng và đủ không chỉ bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ mà còn cả cộng động. Vaccine được coi là vũ khí chống lại sự lây lan của các bệnh nguy hiểm trong cộng đồng.
Khi tiêm chủng không đúng thời gian, trẻ có thể mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng. Lúc này, trẻ sẽ dễ dàng trở thành nguồn bệnh và lây lan ra cả cộng đồng. Chính vì thế, cho dù bận rộn đến mấy, bố mẹ cũng cần đưa con đến các cơ sở y tế theo lịch tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và xã hội.
Nhìn chung, tiêm chủng muộn gây nên rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cả trẻ nhỏ và xã hội. Chính vì thế, bố mẹ rất cần tuân thủ đúng lịch tiêm chủng theo quy định, giúp trẻ phòng tránh được những bệnh lây nhiễm nguy hiểm trong cộng đồng. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi: trẻ tiêm phòng trễ có sao không? cũng như biết thêm về tầm quan trọng của việc tiêm phòng đối với trẻ nhỏ.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận