Trẻ sơ sinh bị cảm phải làm sao?
Thể chất & Dinh dưỡng - 25/04/2020
“Trẻ sơ sinh bị cảm phải làm sao?” là mối quan tâm của nhiều bố mẹ đang chăm sóc trẻ nhỏ. Vậy bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của ODP nhé!
Trong bài viết trước, ODPHUB đã cùng bố mẹ tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cảm ở trẻ sơ sinh. Vậy trẻ sơ sinh bị cảm phải làm sao? Bố mẹ nên làm gì để phòng bệnh cảm cho trẻ?
Trẻ sơ sinh bị cảm phải làm sao?
Đảm bảo không khí xung quanh trẻ không bị quá khô
Triệu chứng đầu tiên của bệnh cảm cúm thường là sổ mũi. Lúc này, dịch nhầy trong mũi trẻ khiến cho con bị nghẹt mũi và khó thở. Nếu không khí xung quanh trẻ ẩm, việc này sẽ giúp nới lỏng các chất nhầy và giúp con hít thở dễ dàng hơn. Bố mẹ cũng có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm để con cảm thấy thư giãn hơn.
Để làm ẩm không khí, bố mẹ có thể sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm và đặt trong phòng của con. Khi sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm, bố mẹ nên chú ý kiểm tra máy và vệ sinh thường xuyên, tránh trường hợp máy bị ẩm mốc, từ đó phun ra hơi độc, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Nếu không có máy phun sương, bố mẹ hãy dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc trong phòng tắm để phòng có nhiều hơi ẩm hơn, sau đó tắm cho trẻ trong phòng này.
Xịt rửa mũi cho trẻ
Vì còn quá nhỏ nên trẻ sơ sinh chưa thể tự hỉ mũi. Do đó, bố mẹ nên hỗ trợ trẻ bằng cách sử dụng các loại dụng cụ xịt rửa và hút mũi để giúp con hít thở dễ dàng hơn, đặc biệt là trước khi cho trẻ bú khoảng 15 phút vì việc này có thể giúp con dễ bú mẹ hơn.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ bằng cách:
- Đặt trẻ nằm ngửa, lót một tấm khăn ở phía dưới đầu con.
- Lần lượt nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi của trẻ để làm lỏng dịch nhầy. Giữ như vậy trong khoảng 30 giây, sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi để hút các dịch nhầy trong hai bên mũi của trẻ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên lưu ý không hút mũi cho trẻ quá nhiều vì việc này có thể gây kích ứng niêm mạc mũi. Phương pháp này không nên được áp dụng trong vòng 4 ngày liên tiếp vì có thể sẽ khiến mũi trẻ bị khô, làm cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
>>> Tham khảo thêm:
- Trẻ sơ sinh bị sốt: Nguyên nhân, dấu hiệu và những việc bố mẹ cần làm
- Trẻ bị chảy nước mũi: Nguyên nhân vì sao và bố mẹ nên làm gì?
Sử dụng dầu nóng dành cho trẻ nhỏ
Hiện nay có các loại dầu chuyên dành cho trẻ sơ sinh bị cảm như tinh dầu bạc hà, khuynh diệp. Mặc dù những loại dầu này không có tác dụng trị cảm cúm cho trẻ, nhưng có thể hỗ trợ làm dịu những cơn khó chịu của trẻ khi mắc bệnh. Các loại dầu đó sẽ giúp trẻ có cảm giác mát lạnh ở mũi, không bị khó chịu bởi dịch nhầy, hỗ trợ con có giấc ngủ ngon hơn vào ban đêm. Những sản phẩm này an toàn và thích hợp với trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên.
Nếu áp dụng cách này, vào buổi tối trước khi đi ngủ, bố mẹ hãy dùng dầu nóng xoa vào ngực, cổ và lưng trẻ. Sau đó, mát-xa nhẹ nhàng để con cảm thấy dễ chịu. Bố mẹ cũng nên chú ý tránh để cho dầu tiếp xúc gần với khuôn mặt của trẻ, đặc biệt là miệng, mũi và xung quanh mắt.
Cho trẻ uống nhiều nước
Trẻ 6 tháng tuổi trở nên đã có thể uống được nước lọc. Việc uống nhiều nước nước giúp hạn chế tình trạng mất nước, làm loãng dịch mũi của trẻ và giúp con hít thở dễ dàng hơn.
Nếu trẻ không thích uống nước lọc, bố mẹ có thể thay thế bằng nước ép trái cây và không thêm đường. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể bổ sung cho trẻ các loại nước giàu dưỡng chất như nước súp xương hay nước cốt gà.
Cho trẻ ngủ với gối cao
Khi trẻ bị cảm, việc sử dụng gối cao hơn cho trẻ có thể giúp con cảm thấy dễ chịu hơn khi ngủ. Tuy nhiên, việc nằm gối cao chỉ phù hợp với những trẻ từ 1 tuổi trở lên.
Cách phòng bệnh cảm cho trẻ sơ sinh
Vì hệ miễn dịch còn non nớt nên trẻ sơ sinh rất dễ bị lây bệnh cảm nếu có người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi gần so với trẻ. Bố mẹ hãy lưu ý những điều sau đây để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh cảm của trẻ sơ sinh:
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với những người có triệu chứng bệnh và đặc biệt là hạn chế cho trẻ tới những nơi đông người.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn trước khi chăm sóc trẻ. Nếu không có sẵn nước và xà phòng, bố mẹ có thể sử dụng nước hoặc gel sát trùng.
- Thường xuyên làm sạch núm vú giả và đồ chơi của trẻ.
Khi nào bố mẹ nên đưa trẻ tới khám bác sĩ
Đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi, bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay nếu thấy con có những dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường. Ở giai đoạn này, cơ thể trẻ còn non yếu nên bệnh sẽ rất dễ để lại biến chứng thành các bệnh như viêm thanh khí quản, viêm phổi hay những chứng bệnh nguy hiểm khác.
Trong trường hợp trẻ hơn 3 tháng tuổi, bố mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy những biểu hiện sau ở trẻ:
- Sốt cao hơn 38,9 độ C trong một ngày.
- Có vẻ bị đau tai.
- Không làm tã ướt nhiều như bình thường.
- Tròng trắng mắt chuyển vàng hoặc đỏ, có nhiều rỉ mắt.
- Tình trạng ho kéo dài hơn 1 tuần.
- Nước mũi đặc, có màu xanh lá cây trong vòng hơn 2 tuần.
Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh bị cảm, bố mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ mà cần đưa con tới gặp bác sĩ để được khám, kê đơn và chỉ định liều lượng thuốc phù hợp.
ODPHUB hy vọng bài viết trên đã giúp bố mẹ tìm được câu trả lời cho mối lo lắng: “Trẻ sơ sinh bị cảm phải làm sao?”.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận