Trẻ sơ sinh bị sốt: Nguyên nhân, dấu hiệu và những việc bố mẹ cần làm

Thể chất & Dinh dưỡng - 28/03/2020

Bố mẹ nào cũng cảm thấy lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh bị sốt. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách, trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục và vui chơi bình thường.

Do hệ miễn dịch kém nên trẻ sơ sinh bị sốt là hiện tượng khá phổ biến. Thậm chí, có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi cũng có thể bị sốt. Tuy sốt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng nếu bố mẹ không biết xử lý đúng cách, trẻ có thể gặp nguy hiểm.

Bài viết này của ODP sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu rõ về nguyên nhân và các lưu ý khi có trẻ sơ sinh bị sốt nhé!

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt

Thông thường, trẻ sơ sinh bị sốt là khi nhiệt độ cơ thể từ 38 độ C trở lên do thân nhiệt trẻ thường cao hơn so với người lớn. Chính vì thế, nếu cơ thể trẻ dưới 38 độ C bố mẹ không nên lo lắng vì có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này như: thời tiết nóng nực, trẻ mặc nhiều quần áo, tắm nắng ấm… Thêm vào đó, nhiệt độ cơ thể trẻ cũng có xu hướng tăng cao vào cuối buổi chiều và sẽ giảm dần vào buổi sáng sớm. Vậy nên, để biết được trẻ có sốt hay không, bố mẹ nên dùng nhiệt kế để có kết quả chính xác nhất.

Bố mẹ kiểm tra trán em bé.
Trẻ sơ sinh bị sốt là khi nhiệt độ trên 38 độ C.

Mỗi khi thấy trẻ sốt, đại đa số các bố mẹ thường tỏ ra lo lắng và bất an, nhất là ở những người lần đầu làm cha mẹ. Thậm chí, kể cả khi trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ, nhiều bố mẹ cũng cảm thấy cuống quýt. Tuy nhiên, bố mẹ nên hiểu rằng, khi trẻ bị sốt ở mức thân nhiệt không quá 38,5 độ C, cơ thể trẻ đang học cách chống lại các bệnh nhiễm khuẩn và những cơn sốt này hoàn toàn bình thường.

Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh

Để có thể biết được trẻ có bị sốt hay không, bố mẹ cần phải đo nhiệt độ cơ thể trẻ ngay thời điểm đó. Dưới đây là một số phương pháp đo thân nhiệt ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên áp dụng

Phương pháp đo thân nhiệt ở trực tràng

Hậu môn là một trong những nơi phản ánh nhiệt độ cơ thể một cách chính xác nhất. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên bố mẹ nên độ nhiệt đo nhiệt độ hậu môn cho trẻ, nhất là trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Mặc dù cho kết quả chính xác nhất nhưng không phải trẻ nào cũng cảm thấy thoải mái với cách đo này. Trong trường hợp đó, bố mẹ nên chuyển đổi cách đo nhiệt độ cho trẻ ví dụ như ở nách hoặc hoặc ở tai.

Trẻ sơ sinh bị sốt nên khóc
Đo nhiệt độ ở ở hậu môn có thể đưa ra kết quả chính xác trẻ có bị sốt hay không.

Nếu muốn đo nhiệt độ ở hậu môn, điều đầu tiên  bố mẹ nên làm đó là mua một chiếc nhiệt kế đo hậu môn, loại có một đầu nhọn và tay cầm to. Lý do chính là bởi những loại nhiệt kế một đầu nhọn còn một đầu hẹp thì rất dễ đi sâu vào hậu môn bé mỗi khi bé quấy khóc. Sau đó, để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ nên bôi dầu Vaselin và đầu ống đo và đút từ từ vào hậu môn của trẻ. Lưu ý, khi đưa đầu nhiệt kế vào hậu môn, bố mẹ chỉ nên để sâu khoảng 1,3 – 2,5 cm, không nên đưa vào quá sâu dễ gây nguy hiểm cho trẻ. Mỗi lần trước và sau khi dùng xong, bố mẹ đừng quên tiệt trùng nhiệt kế nhé.

Phương pháp đo thân nhiệt ở vùng nách

Đơn và an toàn hơn so với đo hậu môn, đo nhiệt độ ở nách được rất nhiều bố mẹ áp dụng. Nhược điểm duy nhất của phương pháp này đó là có thể làm chênh lệch nhiệt độ tới 2 độ C, đặc biệt với những trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Để có thể đo thân nhiệt bằng nách hiệu quả, bố mẹ cần điều chỉnh sao cho nhiệt kế được áp thật sát vào nách trẻ. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ nằm trong lòng, cùng trò chuyện với trẻ để đánh lạc hướng, giúp trẻ không cựa quậy nhiều. 

Phương pháp đo thân nhiệt ở miệng

Phương pháp đo thân nhiệt ở miệng chỉ nên sử dụng với các trẻ lớn từ 4-5 tuổi trở lên. Thông thường, lúc này, trẻ mới đủ kỹ năng để giữ nhiệt kế một cách chính xác và an toàn.

trẻ bị sốt
Phương pháp đo thân nhiệt ở miệng chỉ nên sử dụng với các trẻ lớn từ 4-5 tuổi trở lên

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt nên bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm phương pháp điều trị cho trẻ. Trong quá trình quan sát các triệu chứng đi kèm nếu thấy trẻ rét run, co giật, tím tái, li bì, khó thở và xuất huyết, bố mẹ nên ngay lập tức đưa trẻ đi viện để được điều trị kịp thời.

Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

Trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng

Vắc-xin là chế phẩm có tính kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Thông thường khi đi tiêm phòng, trẻ có thể bị sốt như một cách cơ thể phản ứng lại với virus. Sau khoảng 1-2 ngày, tình trạng sốt này sẽ tự hết.

Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban

Rất nhiều trẻ dưới 1 tuổi bị sốt phát ban. Khi sốt, cơ thể trẻ sẽ nổi các ban hồng đỏ kèm theo sốt cao. Theo các chuyên gia y tế, có khoảng 95% trẻ dưới 2 tuổi từng bị sốt phát ban. Bệnh thường sẽ kéo dài khoảng 4 ngày.

Trẻ sơ sinh bị sốt nên khóc
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị sốt.

Trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh

Nếu bị các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch của trẻ sẽ tạo nhiều kháng thể để chống các tác nhân này. Quá trình này sẽ khiến nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao dẫn tới hệ thần kinh sẽ điều khiển cho nhiệt thoát ra ngoài qua da, tạo nên hiện tượng sốt ở trẻ. Vì thế, trong khi bị sốt, đầu trẻ thì nóng nhưng tay chân lại bị lạnh.

Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Để nâng cao sức đề kháng của trẻ, mẹ nên cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Trong trường hợp mẹ bị ít sữa, thiếu sữa, mẹ nên tích cực cho trẻ bú nhiều hơn, uống nhiều nước ấm, ăn đồ ấm nóng. Khi thấy trẻ có dấu hiệu bỏ ăn, sốt cao, bố mẹ nên đưa trẻ đi viện để được thăm khám.

Trẻ sơ sinh bị sốt virus

Do vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào có thể thông qua đường hô hấp và đường tiêu hóa như viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản, bệnh tả, kiết lỵ…, trẻ có thể mắc những bệnh trên và bị sốt.

trẻ sơ sinh bị sốt
Sốt virus là hiện tượng phổ biến ở trẻ nhỏ.

Trẻ sơ sinh bị sốt siêu vi

Trẻ nhỏ thường mắc phải sốt siêu vi trong giai đoạn chuyển mùa và đặc biệt vào mùa hè. Tuy hầu hết các trường hợp sự tự khỏi sau một thời gian ngắn nhưng cũng có nhiều trường hợp xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị sốt viêm họng

Viêm họng có thể làm trẻ bị sốt nhưng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần theo dõi để đảm bảo không có biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Trẻ sơ sinh bị sốt mọc răng

Ngoài những lý do trên, khi trẻ nhỏ trên 6 tháng và đang trong quá trình mọc răng, trẻ cũng có thể bị sốt. Trong trường hợp này, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, làm dịu nướu răng, giúp trẻ giảm khó chịu.

Bố mẹ kiểm tra trán em bé nam.
Viêm họng có thể làm trẻ bị sốt nhưng không quá nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị sốt vì thời tiết nắng nóng

Nếu trẻ ra ngoài đường trong thời tiết nắng nóng hoặc được đưa vào phòng điều hòa nhiệt độ thấp ngay khi ở ngoài đường về, nhiệt độ cơ thể trẻ có thể tăng cao dẫn đến sốt.

Trẻ sơ sinh bị sốt do mặc nhiều quần áo

Thông thường, trẻ dưới 3 tháng tuổi, nếu mặc quá nhiều quần áo có thể khiến trẻ tăng thân nhiệt gây nên hiện tượng trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ. Trẻ thường sẽ sốt vào ban đêm vì nhiều bố mẹ sợ trẻ lạnh nên cho trẻ mặc nhiều đồ hơn. Tuy nhiên, sau khi đã cởi bớt quần áo mà trẻ vẫn sốt, bố mẹ nên tìm hiểu kỹ xem tại sao trẻ bị sốt.

Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt

Nhiều trẻ sơ sinh 10 ngày mà rốn chưa rụng hoặc rụng rồi nhưng do cuống rốn to nên để lại lõi rốn cộng với việc vệ sinh rốn chưa tốt dẫn đến nhiễm trùng và gây sốt. Trong trường hợp này, bố mẹ nên kiểm tra lại rốn của trẻ trước tiên và để thoáng nếu cần thiết.

Trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ

Trong một vài trường hợp, có thể do thời tiết, trẻ sẽ bị sốt nhẹ. Thay vì quá lo lắng, bố mẹ nên tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn ấm lau người, nhất là ở hai vùng bẹn và nách.

Trẻ sơ sinh bị sốt thì làm thế nào

Ngay khi trẻ bị sốt, nhiều bố mẹ sẽ lo lắng và băn khoăn không biết trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao. Những lúc như vậy, bố mẹ nên bình tĩnh và làm theo những bước dưới đây:

Xác định nguyên nhân sốt ở trẻ

Điều đầu tiên bố mẹ nên làm đó là tìm hiểu kỹ nguyên nhân trẻ sốt là gì. Hiểu được nguyên nhân mới biết cách điều trị phù hợp. Thông thường, nhiều bố mẹ hay bị nhầm giữa sốt virus và sốt do vi khuẩn.

Sốt virus là phản ứng của cơ thể khi mắc các bệnh do virus gây ra như: cảm lạnh, cúm...  và thường sẽ đỡ dần trong 3 ngày.

Sốt do vi khuẩn là phản ứng của cơ thể trước các nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra như: viêm tai giữa, viêm phổi do vi khuẩn, nhiễm trùng đường tiết niệu... Mặc dù trẻ sơ sinh ít bị sốt do vi khuẩn nhưng nếu gặp phải lại rất nguy hiểm. Trong trường hợp trẻ sốt tới ngày thứ 3 không đỡ thì bố mẹ cần đưa trẻ đến viện kiểm tra.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt nên đo nhiệt độ hậu môn là chính xác nhất

Tuy đo nhiệt độ ở trán, tai, nách dễ hơn nhưng rất hay có sai lệch, đặc biệt là khi bố mẹ sử dụng bằng nhiệt kế điện tử. Chính vì vậy, nếu có điều kiện, bố mẹ nên đo nhiệt độ hậu môn, tránh gây tâm lý hoang mang không cần thiết hoặc không xử lý kịp khi trẻ sốt cao.

Trẻ sơ sinh bị sốt cần điều trị triệu chứng chứ không phải lo hạ sốt

Khi trẻ sốt, nhiều bố mẹ chỉ để ý đến việc làm thế nào để hạ sốt cho trẻ chứ không để ý đến các triệu chứng của trẻ. Bố mẹ cho rằng trẻ sơ sinh sốt càng cao là bệnh càng nặng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, có nhiều trẻ sốt cao nhưng vẫn ăn ngủ, vui chơi bình thường. Trong khi đó, có trẻ sốt nhẹ nhưng lại quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi và đòi bế. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý đến các triệu chứng của trẻ để xác định xem trẻ có ổn hay không, có cần đưa đi viện kiểm tra không.

>>> Tham khảo thêm:

Trẻ sơ sinh bị sốt nên làm gì: tích cực cho bé bú
Mẹ nên tích cực cho trẻ bú để tăng cường đề kháng và bù nước.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, tăng cữ bú và lượng bú mỗi lần lên cho trẻ. Đặc biệt, cho trẻ nằm phòng thoáng mát và mặc quần áo mỏng. Ngoài ra, bố mẹ nhớ tích cực lau người trẻ bằng khăn ấm để làm mát cơ thể trẻ và dùng khăn ấm đắp trán, nách và bẹn của trẻ. Tuyệt đối không dùng nước lạnh, nước đá lau cơ thể trẻ vì việc làm này có thể khiến trẻ bị sốc nhiệt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh bị sốt

Khi trẻ sơ sinh bị sốt dưới 38,5 độ C, bố mẹ chỉ nên hạ sốt bằng cách dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm khoảng 30 độ C để lau cơ thể trẻ, nhất là vùng trán, nách và bẹn.

Chỉ khi nào chườm ấm liên tục mà trẻ không hạ sốt hoặc sốt cao trên 38,5 độ C, bố mẹ mới cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt như sau:

  • Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, bố nên hạ sốt cho trẻ bằng acetaminophen (paracetamol) hơn là ibuprofen
  • Dựa vào cân nặng của trẻ, cho trẻ uống thuốc hạ sốt với liều lượng phù hợp
  • Không cho trẻ uống aspirin
  • Trong trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt được 30 phút mà thân nhiệt vẫn không giảm thì nên cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra

trẻ sơ sinh bị sốt
Trong trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt được 30 phút mà thân nhiệt vẫn không giảm thì nên cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra.

Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì

Với trẻ bú mẹ hoàn toàn, việc mẹ ăn gì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy mẹ nên bổ sung thêm nhiều vitamin C, ăn nhiều rau củ, đồ mát. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung nước tía tô, giúp giãn tĩnh mạch ngoài ra, kích thích trẻ tiết mồ hôi và nhanh hạ sốt.

Mong rằng với bài viết này của ODP, bố mẹ sẽ bớt lo lắng hơn khi trẻ sơ sinh bị sốt cũng như biết cách chăm sóc trẻ hiệu quả.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận