Trẻ sơ sinh bị cảm: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Thể chất & Dinh dưỡng - 25/04/2020

Tại sao trẻ sơ sinh bị cảm? Bố mẹ làm sao để nhận biết liệu có phải con đang bị cảm hay không? Hãy cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Trẻ sơ sinh bị cảm là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ vì lúc này, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt và vẫn đang trong quá trình phát triển. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ là gì? Liệu trẻ sơ sinh bị cảm cúm có phải là điều đáng lo ngại?

Bố mẹ cần biết những gì về bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh

Cảm cúm là tình trạng đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của trẻ bị nhiễm virus. Bệnh cảm cúm thông thường sẽ có những dấu hiệu dễ nhận thấy như nghẹt mũi, chảy nước mũi

Trên thực tế, trong 2 năm đầu đời, đa số trẻ nhỏ đều bị cảm cúm từ 8 đến 10 lần. Đặc biệt là khi những người xung quanh không vệ sinh sạch sẽ (ví dụ như rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với trẻ), trẻ sẽ dễ bị cảm cúm hơn.

Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh và cảm cúm khác nhau như thế nào?

Cảm cúm (trong tiếng Anh là influenza hay flu) là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus cúm (thường là chủng virus cúm A và B) và lây lan qua đường hô hấp. 

Cảm lạnh thông thường là một nhóm các triệu chứng bệnh gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau, ví dụ như Enterovirus, Coronavirus, Rhinovirus… Trong đó, Rhinovirus là loại virus phổ biến nhất gây ra bệnh cảm lạnh (riêng virus này lại có tới khoảng 100 chủng khác nhau).Trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều đợt trong một năm và 1 trẻ dưới 6 tuổi có thể bị cảm lạnh từ 6 đến 8 lần trong năm.

trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có nên tắm không
Tình trạng trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có thể xảy ra nhiều lần trong 1 năm.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị cảm

Bệnh cảm là do virus gây ra nên sẽ rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc hoặc hít thở. Trẻ sơ sinh rất dễ bị cảm nếu tiếp xúc gần với người có các triệu chứng như ho hay chảy nước mũi. Sau khi bị lây lan virus gây bệnh từ người khác, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng bệnh sau khoảng 1-2 ngày và những triệu chứng này có thể kéo dài từ 5 đến 7 ngày sau đó.

Do bệnh này có thể lây lan rất nhanh khi tiếp xúc gần với người mắc bệnh, nên trẻ rất dễ lây bệnh khi tới trường, khi chơi đùa tại các khu vui chơi hay thậm chí lây từ người thân trong gia đình.

Triệu chứng, dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm 

Khi trẻ mắc bệnh cảm, bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy những dấu hiệu của bệnh như trẻ sơ sinh bị cảm nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, ngứa họng. Sau đó, các triệu chứng sẽ bắt đầu nặng hơn, bao gồm ho, sốt nhẹ, sưng họng và lười bú. 

Ngoài ra, bố mẹ cũng sẽ nhận thấy rằng nước mũi của trẻ dần chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh, có màu vàng hoặc xanh lá cây thay vì trong suốt như bình thường.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh còn quá nhỏ (dưới 3 tháng) thì bố mẹ nên sớm đưa trẻ tới khám bác sĩ để được điều trị đúng cách và kiipj thời. 

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị cảm sổ mũi là một trong những triệu chứng bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy.

Những biến chứng của bệnh cảm ở trẻ sơ sinh

Mặc dù cảm cúm là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, bệnh này có thể để lại những biến chứng khôn lường đối với trẻ nhỏ.

Viêm, nhiễm trùng tai giữa (Viêm tai giữa)

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 5 - 15% trường hợp mắc bệnh cảm cúm ở trẻ em phát triển thành nhiễm trùng tai (hay còn được gọi là viêm tai giữa). Nhiễm trùng tai là tình trạng xảy ra có vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ của tai.

Thở khò khè

Bệnh cảm cúm có thể khiến trẻ sơ sinh bị thở khò khè, ngay cả khi con không mắc bệnh suyễn.

Các bệnh nhiễm trùng thứ cấp

Trẻ sơ sinh bị cảm còn có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng thứ cấp, bao gồm viêm họng do streptococcus, viêm phổi, viêm phế quản và thanh quản, viêm xoang. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn này, trẻ nên được đưa tới bác sĩ để khám và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp và kịp thời.

trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao
“Trẻ sơ sinh bị cảm phải làm sao?” là mối quan tâm của rất nhiều bố mẹ.

Khi thấy trẻ sơ sinh bị cảm, bố mẹ đừng nên quá lo lắng mà quan sát thật kỹ những biểu hiện của con và đưa ra những cách hỗ trợ trẻ phù hợp. ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích về bệnh cảm ở trẻ sơ sinh.

Để biết cách xử lý kịp thời khi trẻ sơ sinh bị cảm, bố mẹ hãy đọc bài viết này nhé:Trẻ sơ sinh bị cảm phải làm sao?

 

 

 

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận