Trẻ mấy tháng ăn được trứng gà và cách chế biến trứng chuẩn vị

Thể chất & Dinh dưỡng - 14/08/2020

Là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, trứng được nhiều bố mẹ lựa chọn làm nguyên liệu cho bữa ăn trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết trẻ mấy tháng ăn được trứng gà.

Trứng là một món ăn yêu thích của trẻ nhỏ. Không chỉ dễ chế biến thành các món ngon, trứng còn rất giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều chất đạm dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm… Tuy nhiên không phải bố mẹ nào cũng biết trẻ mấy tháng ăn được trứng gà.

Trứng gà là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết trẻ mấy tháng tuổi được ăn trứng gà.
Trứng gà là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết trẻ mấy tháng tuổi được ăn trứng gà.

Giá trị dinh dưỡng của trứng như thế nào?

Một quả trứng gà ta thường sẽ năng khoảng 40 gram bao gồm cả vỏ trong khi trứng vịt là 70 gram. Nếu bỏ vỏ thì 100 gram trứng gà sẽ tương đương 3 quả trong khi trứng vịt là 1,5 quả.

Bảng thành phần dinh dưỡng của trứng gà và trứng vịt.
Bảng thành phần dinh dưỡng của trứng gà và trứng vịt.

Nhìn vào bảng thành phần dinh dưỡng của trứng gà và trứng vịt, chúng ta thấy rằng chung không khác nhau mấy về mặt thành phần nhưng các vi chất dinh dưỡng thì trứng gà tốt hơn trứng vịt cũng như hàm lượng kẽm, vitamin A đều cao hơn.

>>> Xem thêm: Bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón như thế nào cho đúng?

Bên cạnh đó, trong trứng gà còn có vitamin D, rất tốt cho khả năng hấp thụ canxi của trẻ nhỏ. Đặc biệt, không chỉ sở hữu lượng chất đạm cao hơn trứng vịt mà chất béo trong trứng gà cũng thấp hơn nên ít gây đầy bụng khó tiêu.

Trẻ mấy tháng ăn được trứng gà?

Theo nghiên cứu, trẻ 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn được trứng gà. Mặc dù là loại thực phẩm tốt nhưng bố mẹ không cho trẻ ăn quá nhiều vì có thể khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu hoặc rối loạn tiêu hóa. Ở mỗi một giai đoạn tuổi trẻ sẽ có lượng ăn phù hợp khác nhau: 

  • Trẻ 6 - 7 tháng tuổi: chỉ nên ăn nửa lòng đỏ trứng gà trong một bữa. Mỗi tuần ăn khoảng 2-3 lần. 
  • Trẻ 8 - 12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ trứng gà trong một bữa. Mỗi tuần ăn khoảng ăn 3 - 4 bữa trứng.
  • Trẻ 1 - 2 tuổi: ăn 3 - 4 quả trứng trong một tuần và ăn cả lòng trắng.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: nếu trẻ thích trứng, bố mẹ có thể cho ăn 1 quả/ngày.

Món ăn chế biến từ trứng gà.
Mỗi một độ tuổi sẽ có lượng trứng ăn phù hợp.

Cách chế biến trứng như thế nào là tốt nhất?

Trứng tuy là món ăn quen thuộc nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết chế biến đúng cách và đảm bảo dinh dưỡng cho con. Bố mẹ không nên cho trẻ ăn trứng sống hoặc chế biến trứng bằng cách hòa tan trứng sống trong chảo, canh nóng. Thay vào đó, bố mẹ nên luộc hoặc nấu chín để phòng nhiễm khuẩn vì đường sinh dục của gà có rất nhiều vi khuẩn như Salmonella - một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. 

Bên cạnh đó, trong lòng trắng trứng sống còn có một loại chất chống biotin cũng như cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất này. Đây là khoáng chất không thể thiếu trong quá trình sử dụng đường bột và protein, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Chính vì thế, ăn trứng sống hay tái đều có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. 

Các món chế biến từ trứng.
Bố mẹ nên chế biến trứng chín tới để đảm bảo chất dinh dưỡng bên trong.

Ngược lại, nếu trứng gà rán hoặc ốp dùng lửa to cũng mang lại nhiều bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngoài việc khiến trứng sống chính không đều, việc chế biến trứng ở mức nhiệt độ cao sẽ khiến lòng trắng bị cháy, tiêu hủy các vitamin tan trong nước như B1, B2. Chính vì thế, khi rán hay ốp trứng, bố mẹ nên để lửa nhỏ trong khoảng thời gian lâu vừa đủ để lòng đỏ chín tới. 

Theo nhiều nghiên cứu, nếu ăn trứng gà sống, tỷ lệ hấp thụ hay tiêu háo của trẻ chỉ được 40%, ở trứng luộc là 100%., trứng rán chín là 98.5%, trứng rán già 81%, trứng ốp 85%, trứng chưng 87,5%. Vì vậy, bố mẹ tốt nhất nên ăn trứng luộc chín tới, không những bảo đảm được chất dinh dưỡng như protein, lipid, khoáng chất... mà các vitamin cũng ít bị mất đi.

Lưu ý khi luộc trứng gà

Trứng gà luộc tuy dễ làm nhưng nhiều bố mẹ làm chưa chuẩn nên dễ làm mất chất dinh dưỡng ở trong trứng. Thay vì cho trứng vào khi nước sôi, bố mẹ nên cho trứng luộc cùng với nước lã rồi đun sôi dần lên. Khi thấy nước sôi, bố mẹ văn nhỏ lửa đun khoảng 2 phút rồi tắt bếp và ngâm bếp trong nồi khoảng 5 phút. 

Nhờ vậy, trứng sẽ chín tới, lòng không bị chín kỹ và dễ hấp thu. Khi luộc, bố mẹ có thể cho thêm một ít muối đễ giúp trứng không bị vỡ. 

Lưu ý, trứng khi vừa lấy ra khỏi tủ lạnh không nên luộc luôn hay ngâm trong nước nóng, luộc lửa quá to vì dễ gây vỡ trứng và không chín lòng đỏ.  

Một số cách chế biến trứng cho trẻ theo tháng tuổi

Ở mỗi một tháng tuổi, bố mẹ có thể chế biến theo từng cách phù hợp sau:

  • Trẻ 6-12 tháng: Cho ăn bột hoặc cháo trứng. Cách làm rất đơn giản: đập lòng đỏ trứng cho vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng với rau. Đợi bột sôi trên bếp thì đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được. Bố mẹ không nên đun kỹ quá trứng khó hấp thụ hay luộc chín trứng rồi nghiền lòng đỏ vào nấu vì khiến trẻ khó hấp thu. 
  • Trẻ 1-2 tuổi: Cho trẻ ăn cháo trứng hoặc trứng luộc.
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên: có thể ăn cháo trứng, trứng luộc, trứng rán đúc thịt, trứng sốt cà chua ăn với cơm tùy theo sở thích của trẻ.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học sẽ giúp trẻ phát triển thể chất tốt nhất. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, bố mẹ sẽ không chỉ có câu trả lời trẻ mấy tháng ăn được trứng gà mà còn biết cách chế biến trứng sao cho phù hợp.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

8 cách nuôi dạy con ngoan và thông minh nhất

Trí não & Nhận thức - 13/08/2020

8 cách nuôi dạy con ngoan và thông minh nhất

Cách nuôi dạy con tốt là một trong những mối quan tâm hàng đầu của bố mẹ. Bố mẹ tham khảo 10 cách nuôi dạy con ngoan và thông minh qua bài viết sau của ODPHUB nhé!

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em phổ biến mà bố mẹ cần biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 01/08/2020

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em phổ biến mà bố mẹ cần biết

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé rất hay bị cách bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh cho bé nhé!

Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề gì khi tẩy giun cho trẻ?

Thể chất & Dinh dưỡng - 31/07/2020

Bố mẹ cần lưu ý những vấn đề gì khi tẩy giun cho trẻ?

Tẩy giun cho trẻ em là việc làm vô cùng cần thiết và bố mẹ cần thực hiện định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ mau ăn chóng lớn.