Trẻ em ra mồ hôi chân tay lạnh, bố mẹ phải làm sao?
Thể chất & Dinh dưỡng - 16/05/2020
Trẻ em ra mồ hôi chân tay lạnh là do đâu? Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị ra mồ hôi chân tay lạnh? Hãy cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Trẻ em ra mồ hôi chân tay lạnh có thể ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con. Lúc này, bố mẹ nên chú ý theo dõi các dấu hiệu của trẻ để biết cách chăm sóc và điều trị phù hợp.
Trẻ em ra mồ hôi chân tay lạnh là do đâu?
Tình trạng ra mồ hôi tay chân ở trẻ em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ở nhiều trẻ, hệ thần kinh điều tiết mồ hôi chưa hoạt động ổn định, khiến cho chân tay bị lạnh và tiết ra nhiều mồ hôi. Tình trạng chân tay lạnh và ra mồ hôi ở trẻ em này có thể sẽ tự hết khi trẻ lớn lên, hoặc cũng có thể kéo dài hơn kể cả khi con đã trưởng thành. Lúc này, nếu trẻ gặp quá nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì bố mẹ có thể đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn mổ cắt hạch thần kinh, cải thiện tình trạng tay chân tiết ra nhiều mồ hôi.
Trong nhiều trường hợp khác, trẻ lại ra môi hôi vì cơ thể thiếu một vài dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển, đặc biệt là canxi. Tuy nhiên, để biết chính xác về vấn đề này, bố mẹ nên theo dõi để xem liệu trẻ có những biểu hiện khác đi kèm hay không, ví dụ như thường xuyên quấy khóc, giật mình, ngủ không ngon… Ngoài ra, những trẻ thiếu chất cũng thường bị ra mồ hôi nhiều ở các vùng trán, gáy và chân tay kể cả khi trời lạnh, đặc biệt là trong lúc ngủ.
Cách khắc phục tình trạng trẻ em ra mồ hôi chân tay lạnh
Việc trẻ bị ra mồ hôi tay chân nhiều không chỉ khiến cho bố mẹ lo lắng mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống của trẻ, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con, ví dụ tác động tới giấc ngủ, khiến trẻ ngủ không ngon giấc hay làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh về đường hô hấp.
Nếu trẻ bị ra nhiều mồ hôi do nguyên nhân sinh lý, bố mẹ cần thay đổi cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng để con mau chóng cải thiện tình trạng hơn. Còn đối với trẻ ra mồ hôi do bệnh lý, bố mẹ cần làm theo các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.
Trẻ có thể bị ra nhiều mồ hôi do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý, nhưng để biết chắc chắn thì bố mẹ nên sớm đưa con đi khám bác sĩ để kiểm tra chính xác nguyên nhân và được tư vấn cách chăm sóc phù hợp và hiệu quả. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ ra mồ hôi trộm trong khoảng thời gian dài, hoặc mồ hôi trộm ra ngày càng nhiều và đi kèm với các triệu chứng khác (như biếng ăn, quấy khóc thường xuyên, da nhợt nhạt...) thì bố mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức vì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm, ví dụ như còi xương, cơ thể suy nhược...
>>> Tham khảo thêm: Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Bố mẹ phải làm sao?
Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để hỗ trợ phần nào cho trẻ, giúp tình trạng ra mồ hôi chân tay của con tiến triển tốt hơn:
Bổ sung thêm vitamin D cho trẻ
Vitamin D là chất quan trọng trong quá trình cấu tạo nên cấu trúc xương trong cơ thể thông qua cơ chế phân phối phốt pho và canxi. Nhờ có vitamin D, trẻ sẽ dễ dàng hấp thụ canxi và phốt pho hơn qua đường tiêu hóa. Tại xương, vitamin D có chức năng kết hợp với hooc-môn cận giáp để kích thích chuyển hóa canxi và phốt pho, giúp tăng quá trình lắng đọng canxi của xương. Do vậy, việc bổ sung vitamin D cho trẻ là rất cần thiết. Bố mẹ có thể bổ sung nhiều vitamin D cho trẻ bằng cách:
- Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống đa dạng, chứa nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D, phốt pho và canxi.
- Thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm là tốt nhất.
- Nhỏ giọt vitamin D cho trẻ mỗi ngày theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tăng cường canxi cho trẻ
Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi, hãy tăng cường cho trẻ bú sữa mẹ vì đây là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất đối với trẻ ở giai đoạn này. Khi con bước sang giai đoạn ăn dặm (từ 6 tháng tuổi), bố mẹ nên cho trẻ ăn các thực phẩm bổ sung nhiều protein, carbohydrate, canxi và axit amin. Đây là những dưỡng chất quan trọng và cần thiết đối với quá trình tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Hãy cho trẻ ăn các thực phẩm như: sữa và các chế phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua, váng sữa...), thịt bò, cá, tôm, rau xanh, khoai tây, lòng đỏ trứng gà, đậu... cùng các loại trái cây như chuối, táo... và các loại hạt như đậu phộng, hạnh nhân...
Ngoài ra, nếu muốn cho trẻ sử dụng viên uống canxi, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để được hướng dẫn chi tiết nhất.
ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích về tình trạng trẻ em ra mồ hôi chân tay lạnh.
- Tags:
Bình luận
bình luận
Xem thêm bình luận