Trẻ bị ngộ độc nấm: Cách xử lý và phòng tránh

Thể chất & Dinh dưỡng - 14/10/2020

Trẻ bị ngộ độc nấm có thể nguy hiểm đến tính mạng, chính vì thế bố mẹ cần phải thận trọng khi sử dụng nấm để nấu ăn cho trẻ.

Nấm là món ăn giàu đạm thực vật bổ dưỡng mà mẹ không thể bỏ qua khi thiết lập chế độ ăn cho trẻ. Tuy nhiên, nấm có đa dạng chủng loại, thế nên mẹ cần hết sức cẩn thận khi đưa nấm vào thực đơn hằng ngày để tránh khiến trẻ bị ngộ độc nấm.

Vậy nên xử lý ra sao nếu trẻ bị ngộ độc nấm? Bố mẹ hãy theo dõi bài viết này của ODPHUB nhé!

nấm sặc sỡ có thể khiến em bé bị ngộ độc nấm
Trẻ bị ngộ độc nấm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân nào khiến trẻ em bị ngộ độc nấm?

Nấm là loại nguyên liệu sử dụng trong nấu ăn hằng ngày, rất ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải nấm nào cũng giống nhau, thế nên nếu bố mẹ không phân biệt được nấm độc với nấm thường thì sẽ dễ sử dụng nhầm khi nấu ăn.

Nấm là loại thực vật rất dễ sinh trưởng, chúng có thể mọc ở mọi nơi quanh nơi ở của gia đình như những khu vực ẩm thấp trong vườn, ở các hốc cây,... Nếu bố mẹ để con chơi ở những khu vực này mà không cẩn thận giám sát, trẻ rất có thể sẽ hái phải nấm độc và ăn thử. Đặc biệt, nấm độc thường có hình thù kỳ lạ và màu sắc sặc sỡ dễ khơi dậy sự tò mò của trẻ.

Ngoài ra, một số loại nấm không mang độc tính mạnh nhưng vẫn cần được nấu chín kỹ mới có thể ăn được. Thế nên nếu bố mẹ nấu nấm chưa đủ chín cũng có thể gây độc cho trẻ, bởi vì trẻ nhỏ có hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa vẫn còn rất non yếu, không như người lớn.

các loại nấm ăn được
Nấm là một loại thực phẩm bổ dưỡng, thế nhưng bố mẹ cần cẩn thận khi sử dụng nấm trong nấu ăn.

Triệu chứng khi bé bị ngộ độc nấm

Sau khi ăn nấm có độc tính từ 20 phút đến 4 giờ đồng hồ, trẻ có thể có một số biểu hiện dưới đây:

  • Mệt mỏi, giảm vận động;
  • Đau đầu, nôn mửa và quấy khóc;
  • Đau bụng, tiêu chảy;
  • Nếu bị nhiễm độc nặng, trẻ có thể bị co giật kèm đi ngoài ra máu;

Tất cả các loại nấm có độc đều khiến trẻ bị nôn mửa và đau bụng, đó là hai biểu hiện rõ nhất của tình trạng ngộ độc nấm.

Nếu trẻ có những triệu chứng kể trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để cấp cứu kịp thời.

>>>Tham khảo thêm: Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em bố mẹ không nên bỏ qua

Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc nấm

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc nấm, bố mẹ hãy nhanh chóng thực hiện các bước dưới đây:

  • Giúp trẻ nôn ói những thứ vừa ăn phải vào một chiếc túi bóng để mang tới bệnh viện xét nghiệm, đồng thời mang theo các loại nấm đã nấu hoặc nếu nhà có vườn thì cần hái các loại nấm trong vườn mang tới để bác sĩ dễ dàng xác định chất độc;
  • Nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện cấp cứu;
  • Bác sĩ sẽ kiểm tra dấu hiệu ngộ độc, xét nghiệm chất độc (nếu mẹ có chuẩn bị bước 1) để có phác đồ điều trị phù hợp và theo dõi chặt tình hình của trẻ trong một khoảng thời gian nhất định;

trẻ bị ngộ độc nấm
Bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu khi trẻ có biểu hiện của ngộ độc nấm.

Phòng tránh nguy cơ trẻ bị ngộ độc nấm

Để phòng tránh được nguy cơ ngộ độc nấm cho trẻ, bố mẹ cần thực hiện những việc sau:

  • Dạy trẻ không bao giờ được ăn bất kỳ loại nấm, lá cây, hoa, quả lạ nào vào miệng;
  • Chú ý giám sát trẻ khi cho trẻ chơi ở khu vực quanh nhà, không được để trẻ chơi một mình;
  • Bố mẹ không nên tự hái nấm trong rừng để nấu cho bé, tốt nhất là nên mua ở siêu thị hoặc những nơi bán thực phẩm uy tín;
  • Khi cả nhà đi du lịch, bố mẹ không nên cho trẻ ăn món ăn có nấm lạ vì một số loại nấm ở vùng khác có thể khiến trẻ bị dị ứng;

Trẻ bị ngộ độc nấm có thể trải qua nhiều mức độ nhiễm độc từ nhẹ (đau bụng, rối loạn tiêu hóa,..) đến nặng (đi ngoài ra máu, hôn mê,..), thậm chí là tử vong. Chính vì thế, ODPHUB hy vọng bố mẹ sẽ thận trọng hết sức có thể khi cho nấm vào thực đơn hằng ngày của trẻ cũng như nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh ngộ độc để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất và phòng tránh nguy cơ ngộ độc ở trẻ

Thể chất & Dinh dưỡng - 18/08/2020

Cách sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất và phòng tránh nguy cơ ngộ độc ở trẻ

Sơ cứu khi trẻ uống nhầm hóa chất đúng cách cũng như phòng tránh được nguy cơ ngộ độc là điều vô cùng cần thiết để có thể đảm bảo sự an toàn cho trẻ.

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em phổ biến mà bố mẹ cần biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 01/08/2020

Các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ em phổ biến mà bố mẹ cần biết

Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên bé rất hay bị cách bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh cho bé nhé!

Trẻ nên uống bao nhiêu nước một ngày là đủ và tránh ngộ độc nước?

Thể chất & Dinh dưỡng - 16/06/2020

Trẻ nên uống bao nhiêu nước một ngày là đủ và tránh ngộ độc nước?

Nước tham gia vào mọi quá trình trao đổi chất trong cơ thể, vậy trẻ nên uống bao nhiêu nước một ngày để có được cơ thể thật khỏe mạnh?