Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em bố mẹ không nên bỏ qua

Thể chất & Dinh dưỡng - 24/06/2020

Trẻ nhỏ rất dễ bị ngộ độc thực phẩm do hệ tiêu hóa thường khá nhạy cảm. Hãy cũng tìm hiểu những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé!

Hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ nhỏ rất dễ khiến trẻ bị ngộ độc thực phẩm. Nếu phát hiện được những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em từ sớm, bố mẹ sẽ dễ dàng can thiệp kịp thời và chữa trị cho trẻ đúng cách.

Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

Triệu chứng ngộ độc thực phẩm ở trẻ em rất dễ phát hiện ra vì biểu hiện của ngộ độc thường xảy ra ngay sau khi trẻ ăn hoặc uống phải một loại thực phẩm bị nhiễm độc một vài giờ hoặc một vài ngày. Khi bị ngộ độc thực phẩm, trẻ thường có cảm giác buồn nôn, nôn nhiều, có trường hợp nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy liên tục (trong phân và nước tiểu có thể có cả máu). Một số trẻ có thể rơi vào tình trạng sốt cao trên 38 độ C.

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là đối tượng bị ảnh hưởng khá nặng từ ngộ độc thực phẩm. Do nôn và đi ngoài nhiều lần, trẻ rất dễ bị mất nước, mất điện giải, truỵ tim mạch và có thể bị sốc nhiễm khuẩn nếu do vi khuẩn gây nên. Chính vì thế, nếu bố mẹ thấy trẻ nôn và đi ngoài nhiều trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, mắt trũng, khát nước, thở nhanh, mệt mỏi, cơ thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu thì hãy cho trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất. 

Đau bụng là một trong những Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em
Do ăn uống không đúng cách hoặc ăn phải một số loại thực phẩm kỵ nhau, trẻ bị ngộ độc thực phẩm.

Cách xử lý khi trẻ bị ngộ độc thức ăn, ngộ độc thực phẩm

Khi thấy hiện tượng trẻ bị ngộ độc thức ăn, bố mẹ cần làm những điều sau:

  • Dừng ngày việc ăn lại nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm.
  • Quan sát những lúc trẻ bị nôn, ngay cả khi trẻ đang ngủ. Cho dù trẻ có ngủ thiếp đi do mệt, tình trạng nôn vọt cũng có thể xảy ra. Nôn trong khi đang nằm có thể khiến trẻ bị sặc lên mũi, xuống phổi. Nếu thấy trẻ nôn bị sặc lên mũi, bố mẹ nhanh chóng hút mũi cho trẻ nếu để phòng ngừa tình trạng sặc và khó thở do nôn trớ. 
  • Bổ sung oresol cho trẻ: Nôn trớ và đi ngoài nhiều khiến trẻ bị mất nước và rối loạn điện giải nên cần phải được bù nước, điện giải bằng oresol.
  • Uống oresol đúng cách: Pha oresol đúng theo hướng dẫn, cho trẻ uống từ từ, ít một, không uống quá nhiều một lúc. Việc cho trẻ uống quá nhiều oresol cùng một lúc có thể khiến trẻ nôn vọt ra ngoài và không thể bù nước. Trong trường hợp, trẻ không hợp tác uống, bố mẹ cũng không được thay thế bằng các loại nước khác như cô ca vì sẽ khiến tình trạng đi ngoài trầm trọng hơn. Nước lọc cũng không phải là giải pháp tối ưu vì chỉ giúp trẻ hết khát mà không bù được điện giải cho trẻ.
  • Đưa trẻ đến viện nếu trẻ uống oresol ít một mà vẫn nôn trớ để được bù điện giải bằng truyền dịch. 

Em bé đau bụng.
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em thường xuất hiện ngay sau khi trẻ vừa ăn phải thức ăn có độc.

  • Ăn cháo loãng thịt nạc nấu với cà rốt (hoặc khoai tây, bí đỏ và một ít chuối xanh): Những loại rau củ trên giúp phân của trẻ đặc hơn, tạo khuôn cho phân và nhờ vậy hạn chế tình trạng mất nước. Trong trường hợp, trẻ không chịu ăn, bố mẹ cũng không nên lo lắng quá. Nếu trong một ngày đó, trẻ không ăn những vẫn được bù đủ nước, điện giải, trẻ cũng không quá mệt. Trên thực tế, với các triệu chứng trẻ bị ngộ độc thức ăn, việc bù nước, bù điện giải quan trọng hơn hơn cả chế độ ăn.
  • Không dùng thuốc cầm đi ngoài: Bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc cầm đi ngoài nào. Khi trẻ bị tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm, chỉ cần thức ăn được tống hết ra ngoài, trẻ sẽ khỏi bệnh nên không cần vội uống thuốc ngay. Trong nhiều trường hợp, việc cầm đi ngoài khiến vi khuẩn, độc tố gây ngộ độc thực lưu lại trong hệ tiêu hóa lâu hơn, khiến trẻ bị đầy hơi, chướng bụng và khó chịu hơn rất nhiều.

Em bé khóc vì đau bụng.
Việc bố mẹ cần làm khi thấy trẻ bị ngộ độc thực phẩm đó là giúp trẻ bù nước và bù điện giải

Những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm ở trẻ em thường rất dễ phát hiện nếu bố mẹ chịu khó quan sát và theo dõi trẻ. ODPHUB mong rằng qua bài viết này, những trường hợp đáng tiếc do ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ sẽ không xảy ra và bản thân bố mẹ cũng cẩn thận hơn trong việc cho trẻ ăn gì, uống gì.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài: Liệu có phải do táo bón? 

Thể chất & Dinh dưỡng - 27/05/2020

Trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài: Liệu có phải do táo bón? 

Nhiều bố mẹ thường lầm tưởng trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài là do táo bón, nhưng liệu sự thật có đúng như vậy? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh đau bụng quấy khóc, bố mẹ phải làm sao?

Thể chất & Dinh dưỡng - 05/05/2020

Trẻ sơ sinh đau bụng quấy khóc, bố mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đau bụng quấy khóc là gì? Bố mẹ nên hỗ trợ trẻ ra sao? Bố mẹ tham khảo bài viết dưới đây của ODPHUB nhé!

Hướng dẫn cách chữa táo bón cho trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả

Thể chất & Dinh dưỡng - 05/05/2020

Hướng dẫn cách chữa táo bón cho trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả

Táo bón là triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách chữa táo bón cho trẻ nhỏ đúng chuẩn và an toàn.