Bố mẹ hãy cẩn thận với những tác hại của bột ngọt với trẻ

Thể chất & Dinh dưỡng - 19/10/2020

Tác hại của bột ngọt với trẻ diễn ra rất âm thầm và kéo dài, không để lại bất kỳ dấu hiệu nhận biết có thể nhìn rõ ràng bằng mắt thường.

Bột ngọt (hay còn gọi là mì chính) được biết với tên hóa học là monosodium glutamate (MSG), được mã hóa bằng ký hiệu E621 trong bảng phụ gia thực phẩm. Bột ngọt hiện đang được xếp vào loại gia vị an toàn trong chế biến thực phẩm và được sử dụng phổ biến tương tự như muối, đường để tăng cường hương vị món ăn. Bột ngọt giúp đánh lừa vị giác, khiến người ăn có cảm giác món ăn có nhiều protein và ngon miệng hơn. Tuy nhiên, tác hại của bột ngọt với trẻ đang tạo ra nhiều luồng tranh cãi về vấn đề nên sử dụng bột ngọt trong nấu ăn hay không, đặc biệt là thức ăn cho trẻ nhỏ. 

Vậy bố mẹ có nên cho trẻ ăn mì chính hay không? Hãy cùng tìm hiểu với ODPHUB về những tác hại của bột ngọt đối với trẻ em qua bài viết này nhé!

tác hại của bột ngọt với trẻ
Bột ngọt (mì chính) có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ

Tác dụng phụ của việc ăn mì chính

Tuy bột ngọt (mì chính) đã được Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA chính thức xếp vào hạng mục “chất phụ gia an toàn”, nhưng đã có số lượng không nhỏ các báo cáo về tác dụng phụ của bột ngọt từ năm 1968 đến nay. Các chuyên gia cho biết, các báo cáo ghi nhận rất nhiều trường hợp sử dụng bột ngọt trong thực phẩm dẫn đến các triệu chứng như căng da mặt, nóng rát cơ thể (sau cổ, cánh tay, ngực), nhịp tim nhanh, nhức đầu, buồn nôn, tức ngực, tê cứng mặt và cánh tay,...

>>>Tham khảo thêm: Trẻ ăn dặm có nên cho gia vị không?

Tăng huyết áp

Trong bột ngọt thực chất có chứa khá nhiều natri. Khi cơ thể nạp nhiều natri thì sẽ xảy ra hiện tượng háo nước, khiến trẻ phải uống nhiều nước hơn. Khi trẻ uống nhiều nước thì lượng nước này sẽ thẩm thấu thẳng vào mạch máu, làm tăng thể tích và áp lực máu, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp.

 tác hại của bột ngọt đối với trẻ em
Một trong những tác hại của bột ngọt với trẻ đó chính là làm tăng huyết áp.

Ảnh hưởng đến hoạt động não bộ

Khi glutamate trong bột ngọt tiếp xúc với enzyme trong mô não thì sẽ có thể tạo nên axit gây ức chế thần kinh và làm rối loạn hoạt động của não, thậm chí, axit này còn có thể gây suy thoái não bộ.

Để đào thải loại axit này khỏi cơ thể thì gan và thận của trẻ cũng sẽ phải hoạt động tối đa năng suất, nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn tới suy gan thận.

Hạn chế phát triển chiều cao của trẻ

Bột ngọt khiến cho cơ thể bị giảm khả năng hấp thụ canxi. Thế nên chế độ dinh dưỡng sử dụng quá nhiều bột ngọt có thể ảnh hưởng xấu tới khả năng phát triển chiều cao của trẻ, tăng nguy cơ bị thấp bé nhẹ cân so với trẻ đồng trang lứa.

Bên cạnh đó, kết quả của một nghiên cứu mới đây của Mỹ đã cho thấy, khi thí nghiệm trên cơ thể chuột, bột ngọt khiến cho võng mạc và hệ thần kinh trung ương của chuột bị suy yếu nặng nề, đồng thời cũng làm gia tăng nguy cơ béo phì.

có nên cho trẻ ăn mì chính không
Bột ngọt (mì chính) có thể ảnh hưởng tới khả năng tăng chiều cao và cân nặng của trẻ

Tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

  • Hen suyễn: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng việc nấu ăn có sử dụng bột ngọt có thể khiến triệu chứng của bệnh hen suyễn trầm trọng hơn bởi người mắc bệnh này thường rất nhạy cảm với các loại phụ gia trong thực phẩm.
  • Ung thư dạ dày: Nhiều nhà khoa học phát hiện ra rằng bột ngọt gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của một số hoạt chất chống oxy hóa cần thiết trong việc chống lại bệnh ung thư.

ODPHUB hy vọng rằng sau khi tham khảo những tác hại của bột ngọt với trẻ trong bài viết trên, bố mẹ có thể tự trả lời được câu hỏi “có nên cho bé ăn mì chính hay không” cũng như cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bột ngọt khi nấu ăn cho trẻ nhỏ để đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển thể chất của con.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Cách làm dầu gấc cho bé ăn dặm cực đơn giản ngay tại nhà

Thể chất & Dinh dưỡng - 14/07/2020

Cách làm dầu gấc cho bé ăn dặm cực đơn giản ngay tại nhà

Dầu gấc là một loại dầu khá phổ biến khi bé bắt đầu ăn dặm và không quá khó làm. Dưới đây là cách làm dầu gấc cho bé ăn dặm tại nhà cực đơn giản!

Cách làm dầu dừa cho bé bằng hai phương pháp cực đơn giản

Thể chất & Dinh dưỡng - 13/07/2020

Cách làm dầu dừa cho bé bằng hai phương pháp cực đơn giản

Dầu dừa khá lành tính nên được nhiều mẹ sử dụng bổ sung vào bữa ăn cho bé. Hãy cùng ODP tìm hiểu cách làm dầu dừa cho bé nhé!

Các loại dầu ăn cho bé ăn dặm bố mẹ nào cũng cần biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 02/07/2020

Các loại dầu ăn cho bé ăn dặm bố mẹ nào cũng cần biết

Ngoài việc lựa chọn thực phẩm, dầu ăn cũng là một loại gia vị quan trọng trong giai đoạn ăn dặm. Vậy giữa các loại dầu ăn cho bé ăn dặm, mẹ nên sử dụng thế nào?