Dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ và những điều bố mẹ cần biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 01/09/2020

Dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ là gì? Tật dính thắng lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ là một dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới hoạt động nuốt và phát âm của trẻ. Mặc dù dị tật này chỉ xuất hiện ở khoảng 5% trẻ sơ sinh, nhưng bố mẹ cũng nên nắm rõ dấu hiệu của tật dính thắng lưỡi để trẻ được điều trị kịp thời, đúng cách.

Trẻ bị dính thắng lưỡi là gì?

Tật dính thắng lưỡi xảy ra khi thắng lưỡi (là lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) của trẻ ngắn và quá dày hoặc dính quá chặt, gây cản trở các cử động bình thường của lưỡi.

Hiện tượng này thường xảy ra nhiều ở trẻ nam hơn so với trẻ nữ. Thông thường, dị tật sẽ được phát hiện trong lần khám sức khoẻ định kì tháng đầu sau sinh hoặc khi tiêm chủng. Cũng có những trường hợp dị tật được phát hiện muộn hơn, khi trẻ được vài tháng tuổi. 

Phần lớn các trường hợp dính thắng lưỡi nhẹ, dây thắng lưỡi mỏng đều có thể tự khỏi trong năm đầu đời của trẻ. Lúc này, phần đầu lưỡi sẽ tự tách ra dần dần. Ngoài ra, nếu trẻ được chỉ định phẫu thuật cắt thắng lưỡi, bi mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây chỉ là một tiểu phẫu và trẻ có thể nhanh chóng bú mẹ bình thường sau đó.

thắng lưỡi trẻ sơ sinh
Tật dính thắng lưỡi thường xảy ra nhiều ở trẻ nam hơn so với trẻ nữ.

>>> Tham khảo thêm: Rơ lưỡi trẻ sơ sinh đúng cách - những điều bố mẹ cần biết

Dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ em

Bố mẹ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường nếu trẻ bị dính thắng lưỡi. Tật dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ có thể được nhận biết qua những dấu hiệu dể thấy dưới đây:

  • Thắng lưỡi ngắn.
  • Đầu lưỡi không thể vươn ra ngoài môi hay đụng nóc vòm họng, cử động lưỡi bị hạn chế.
  • Khi trẻ thè lưỡi, bố mẹ sẽ thấy lưỡi con phẳng hoặc vuông (thay vì nhọn như thường thấy).
  • Trẻ bú khó, phát âm khó. 
  • Các răng cửa của hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc có khe hở giữa hai răng cửa hàm dưới.

thắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Bố mẹ có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường nếu trẻ bị dính thắng lưỡi.

Trẻ bị dính thắng lưỡi có sao không?

Tật dính thắng lưỡi có thể ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh, cụ thể như:

Khả năng vận động của lưỡi

Khi trẻ bị dị tật dính thắng lưỡi, lưỡi của trẻ bị hạn chế vận động. Lúc này, trẻ không thể đưa lưỡi lên trên và chạm vào vòm miệng hay sang hai bên để chạm vào niêm mạc má.

Việc bú sữa mẹ

Khi trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, tật dính thắng lưỡi sẽ khiến trẻ khó bú hơn và có thể gây đau núm vú cho mẹ. Vì bú chậm và không bú được nhiều, trẻ sẽ dễ cáu gắt, khóc quấy. Dần dần, việc này ảnh hưởng tới cân nặng, khiến trẻ tăng cân rất chậm, thậm chí không tăng cân.

Quá trình nuốt

Tật dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ gây cản trở cho lưỡi khi thực hiện động tác co lên trên, khiến trẻ gặp khó khăn trong quá trình nuốt. Ngoài ra, vì lưỡi còn có chức năng đưa thức ăn sang hai phía khối răng hàm để nhai nên khi phanh lưỡi ngắn, chức năng này của lưỡi bị hạn chế. 

Khả năng phát âm

Do lưỡi bị hạn chế vận động nên chắc năng phát âm cũng sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là khi trẻ phát âm các từ như l, ch, d, t...Mức độ ảnh hưởng của tật dính thắng lưỡi tới khả năng phát âm còn tùy thuộc vào từng lứa tuổi. Trong đó, những trẻ dưới 5 tuổi sẽ có những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Những trẻ này thường khó nói, đặc biệt là khi cần diễn đạt các câu phức tạp. 

Vị trí mọc răng

Tật dính thắng lưỡi có thể ảnh hưởng và gây nghiêng răng cửa dưới của trẻ trong giai đoạn con mọc răng.

Cách điều trị tật dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ

Hiện nay, cách duy nhất để điều trị dị tật này là đưa trẻ đi cắt dây thắng lưỡi. Bố mẹ nên đưa trẻ đi khám tại các phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt. Tại đây, các bác sĩ sẽ dựa vào trạng thái của thắng lưỡi để chỉ định thời gian tiến hành phẫu thuật. Trẻ càng nhỏ tuổi, quá trình phẫu thuật cắt thắng lưỡi càng đơn giản và nhanh chóng hơn.

Phẫu thuật cắt thắng lưỡi là thủ thuật khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian cũng như chi phí. Sau phẫu thuật, trẻ cũng có thể được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của các bác sĩ. 

Khi phát hiện những dấu hiệu dính thắng lưỡi ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên sớm đưa con tới bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để được thăm khám và thực hiện phẫu thuật tách dính thắng lưỡi kịp thời và an toàn. ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích về thắng lưỡi ở trẻ em.

Bình luận

bình luận

Xem thêm bình luận

Bài viết liên quan

Trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không?

Thể chất & Dinh dưỡng - 14/05/2020

Trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không?

Trẻ bị méo đầu lớn lên có hết không? Hội chứng bẹp đầu có nguy hiểm hay không? Bố mẹ cùng ODPHUB tìm hiểu qua bài viết sau nhé! 

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh và những điều bố mẹ nên biết

Thể chất & Dinh dưỡng - 12/05/2020

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh và những điều bố mẹ nên biết

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là loại dị tật nhiều bố mẹ quan tâm. Vậy dị tật này có nguy hiểm hay không và bố mẹ nên làm gì khi con bị thoát vị rốn?

Bố mẹ nên làm gì nếu trẻ bị nói lắp?

Giao tiếp & Ngôn ngữ - 28/10/2019

Bố mẹ nên làm gì nếu trẻ bị nói lắp?

Tật nói lắp gây nhiều trở ngại cho việc giao tiếp và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Tuy nhiên, có một số cách để bố mẹ giúp trẻ cải thiện tình trạng này.